Đưa tôm thay lúa, giữ chân hội viên

Trước đây, người dân ấp này chủ yếu trồng lúa, hiệu quả kinh tế không cao, hội viên không mặn mà với tổ chức hội.
Trước tình hình đó chi hội đã sớm tổ chức vận động nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.
Năm 2010, nông dân tại ấp chuyển đổi được 457ha, đến nay diện tích chuyển đổi đã hơn 720ha.
Phần lớn diện tích người dân nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân nuôi trồng thủy sản tại ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu đã phối hợp các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức trình diễn các mô hình có hiệu quả như nuôi cua giống nhân tạo, nuôi tôm sú xen cua, nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP…
Chi hội còn phối hợp Hội Nông dân huyện, Trạm Khuyến nông Cần Giờ tổ chức cho hội viên nông dân tham quan các buổi hội chợ, triển lãm nông nghiệp công nghệ cao, tham quan các mô hình nuôi, trồng có hiệu quả ở trong và ngoài thành phố, vận động nông dân tham gia các lớp học nghề, tập huấn kỹ thuật… Nhờ vậy, nông dân có các kiến thức về sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Ông Huỳnh Văn Thành (ngụ ấp Doi Lầu) cho biết, ông là một trong những người nuôi tôm sớm tại ấp.
Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên bị thiệt hại nặng.
Nhưng sau đó nhờ các lớp hướng dẫn kỹ thuật, nhờ các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, ông đã nắm được các kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm.
Hiện nay ông áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP với diện tích khoảng 3ha, mang về lợi nhuận mỗi năm hơn 300 triệu đồng.
Ông Thành không phải là trường hợp thành công cá biệt.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu, nhờ chuyển đổi mô hình kinh tế hiệu quả nên tại ấp ngày càng có nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và năm 2013 đã thành lập CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Thông qua CLB, các thành viên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các nông dân khác, đồng thời tích cực hỗ trợ nông dân nghèo tại địa phương.
Bà Dung cho biết: Chi hội đưa ra chỉ tiêu mỗi năm vận động từ 3 – 5 hộ khá, giàu, có kinh nghiệm trong sản xuất giúp đỡ từ 7 – 12 hộ nghèo về vốn, khoa học kỹ thuật, bán gối đầu thức ăn tôm… Các chỉ tiêu chi hội đưa ra được thực hiện khá tốt.
Cũng theo bà Dung, Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu còn tích cực vận động người dân trong ấp tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương.
Trong 5 năm qua chi hội đã vận động được 80 phần quà tết, 56 thẻ bảo hiểm y tế cho nông dân nghèo; tặng 32 suất học bổng cho con em hội viên nông dân nghèo hiếu học.
Chi hội cũng đã vận động xây dựng được 35 căn nhà tình thương tặng cho hội viên nông dân nghèo trên địa bàn xã.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.

Tôm hùm có giá trị xuất khẩu, kinh tế cao. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, trong khi đó việc nuôi tôm thương phẩm lại thiếu tính bền vững.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến hết quý I/2014, diện tích nuôi thủy sản toàn thành phố là 2.087 ha (trong đó diện tích thả nuôi năm 2013 sẽ thu hoạch năm 2014 là hơn 1.000 ha), đạt trên 16% kế hoạch, bằng 78,43% so cùng kỳ.

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, ý tưởng sản xuất và chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc của nông dân Hồng Dân đã trở thành hiện thực.

Cá ngừ đại dương là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Khánh Hòa. Thông qua hoạt động này, giá trị của sản phẩm đã dần được khẳng định trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.