Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Lợi Nhuận Cho Lúa Hè Thu

Nâng Cao Lợi Nhuận Cho Lúa Hè Thu
Ngày đăng: 08/05/2012

Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất vụ lúa hè thu (HT) ở ĐBSCL so với các vụ khác trong năm, để từ đó chú ý nâng cao hiệu quả của việc bón phân cho vụ lúa này.

Theo nghiên cứu của chúng tôi nhiều năm và gần đây về sản xuất lúa 3 vụ ở ĐBSCL, với cách tính toán lấy công làm lời thì lãi thuần cao nhất trong 3 vụ lúa là vụ thu đông 18,3 triệu (do giá lúa vụ thu đông cao nhất trong năm), kế đến là vụ đông xuân 15,6 triệu và cuối cùng là vụ HT với 14,6 triệu đồng/ha. Từ đó chúng ta nhận thấy vụ HT có hiệu quả sản xuất thấp nhất nên cần phải chú ý bón phân theo phương pháp “5 đúng” nhằm nâng cao năng suất lúa, giảm chi phí phân bón và nâng cao lợi nhuận. Đó là các nguyên tắc bón đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp, đúng loại phân và đúng thời gian cách ly.

Để bón phân đúng liều lượng chính xác trên mỗi cánh đồng thì bà con cần phải tiến hành làm một “thí nghiệm đồng ruộng” theo kiểu khuyến cáo của Viện Lúa Quốc tế (IRRI), tức là nghiên cứu áp dụng phân bón cho từng cánh đồng riêng biệt. Tuy nhiên, việc này chưa được phổ biến, bà con nên điều chỉnh theo mức khuyến cáo cho 3 yếu tố đạm, lân và kali từ thấp đến cao cho vụ HT ở ĐBSCL như sau: 60 – 85kg N + 40 – 50kg P2O5 + 30 – 60kg K2O cho 1ha.

Với công thức phân bón cho lúa HT này, quy ra phân thương phẩm dưới dạng phân đơn khoảng từ 131 – 185kg urê + 242,5 – 303kg lân đơn (super lân) + 50 – 100kg kali (Kcl). Nếu dùng phân hỗn hợp, bà con nên tính toán dựa vào tỷ lệ nguyên chất của từng loại phân để đảm bảo không thừa, thiếu quá nhiều. Trường hợp dùng phân đơn, bà con có thể tiết kiệm gần 500.000 đồng cho 1ha.

Đúng liều lượng cũng có nghĩa là điều chỉnh theo đặc điểm vùng sinh thái ở ĐBSCL có 3 vùng đất gồm: Vùng phèn, vùng phù sa và vùng nhiễm mặn. Điều chỉnh liều lượng phù hợp như tăng lượng phân lân cho vùng phèn, hoặc áp dụng thêm kali (K2O) lúc hình thành gié cho đất không được bổ sung phù sa từ nguồn ngập lũ hàng năm.

Thứ hai là bón phân đúng thời gian. Ngoại trừ bón lót là bón trước khi gieo sạ, kết hợp làm đất vùi phân bón thì bón thúc đúng thời gian đối với lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày là khá quan trọng. Có 3 đợt thúc là: Đợt 1: 7 - 10 ngày sau sạ (NSS); đợt 2: 18 - 22 NSS; đợt 3: 30 - 35 NSS. Đối với lúa dài ngày hơn từ 95 - 100 ngày thì đợt 1: 7 - 10 NSS; đợt 2: 22 - 25 NSS; đợt 3: 40 NSS…

Có thể bạn quan tâm

Thị Trường Lúa Giống Vào Mùa Thị Trường Lúa Giống Vào Mùa

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.

14/11/2013
Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

14/11/2013
Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang) Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang)

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

14/11/2013
Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

14/11/2013
Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

14/11/2013