Nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ

Ông Phạm Văn Tánh, ngụ tại ấp Thanh Nhung 1, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông được Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh chọn tham gia mô hình "Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ" trên diện tích 0,35 ha cho biết, áp dụng mô hình, nông dân thả tôm sú trước 1 tháng sau đó thả giống tôm thẻ theo tỉ lệ 8/2 (8 con giống tôm sú kèm thả 2 con giống tôm thẻ), sử dụng quy trình nuôi tôm sinh học, ít thay nước, chỉ bổ sung lượng nước từ nguồn nước mưa cho ao, đã mang lại kết quả tốt. Sau thời gian nuôi khoảng 4,5 tháng, thu được khoảng 1,75 tấn tôm sú và tôm thẻ trên diện tích 0,35 ha ao (tính ra đạt năng suất 5 tấn/ha ao), trừ chi phí ông còn lãi khoảng 140 triệu đồng.
Ông Ngô Văn Nhàn, ấp Phù Hữu, xã Phú Tân nhiều năm nay tham gia mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa 1 vụ (tôm + lúa) đã thành công trên vùng đất khó ven biển Tân Phú Đông. Ông Nhàn bộc bạch, với 2 ha đất nuôi tôm quảng canh trước đây, ông chuyển sang áp dụng mô hình trồng 1 vụ lúa chất lượng cao vào thời điểm nước ngọt (tháng 6 đến tháng 10), thời điểm còn lại trong năm, khi thời tiết vào mùa khô hạn và xâm nhập mặn ông chuyển sang nuôi tôm sú. Kết quả, ông Nhàn còn lãi gần 130 triệu đồng, hơn hẳn kiểu nuôi tôm quảng canh truyền thống trước đây.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đúc kết, trong mô hình tôm + lúa, năng suất tôm nuôi đạt 500 kg/ha cộng thêm các loại tôm cá tự nhiên cùng phát triển trong ruộng đạt khoảng 200 kg/ha. Sau vụ tôm, nông dân trồng thêm vụ lúa đạt năng suất 50 tạ/ha. Ngoài lợi ích kinh tế, mô hình tôm + lúa cho thấy lợi ích về môi trường, khắc phục dịch bệnh, mở ra triển vọng bền vững cho nông hộ địa bàn khó khăn. Hiện nay, tại huyện Tân Phú Đông, diện tích tôm + lúa đã phát triển lên 560 ha, tập trung tại xã ven biển Phú Tân.
Với việc áp dụng thành công những mô hình nuôi tôm mới, phù hợp từng vùng và tiểu vùng, tạo cơ sở cho tỉnh tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát huy được tiềm năng và thế mạnh nghề nuôi tôm nước lợ trong tương lai, giúp những vùng đất ven biển nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu tìm được hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.

Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.