Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của DNNN Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp
Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiêm túc thực hiện.
“Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp cho tương xứng với vai trò, nguồn lực hiện có một cách hiệu quả”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết tại Hội nghị tổng kết sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013 và Nghị định của Chính phủ về thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ngày 26/3 tại Hà Nội.
Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu cho rằng, khó khăn lớn nhất trong quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hiện nay là việc thoái vốn, vướng mắc về đất đai, công nợ đặc biệt là vốn vay ODA…
Liên quan đến vấn đề thoái vốn, nhiều đại biểu cho rằng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thoái vốn ở các lĩnh vực trong và ngoài ngành cần có sự hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan của Chính phủ về cơ chế xử lý nợ; xác định giá trị doanh nghiệp; bảo toàn vốn khi thoái vốn.
Bên cạnh đó cần hướng dẫn thêm về xây dựng điều lệ hoạt động giữa Nghị định 99 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định 25 về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp như tài chính, đất đai…
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Quốc Doanh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp phân tích: “Về nguyên tắc, những dự án đầu tư ra ngoài ngành mà đang lỗ thì sớm cắt lỗ, bởi nếu càng để thì sẽ càng lỗ và dẫn tới vốn Nhà nước sẽ không bảo toàn được. Còn nếu đầu tư ra ngoài ngành mà đang kinh doanh có lãi thì trên nguyên tắc vẫn phải thoái vốn, nhưng lộ trình có thể kéo dài đến lúc nào chúng ta bán được vốn lúc đó mới thoái”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ: Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ với tinh thần làm sao các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ thấy được trách nhiệm và đóng góp tốt hơn vào sự phát triển của ngành cũng như phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ cần nghiêm túc thực hiện.
Với 16 tập đoàn, tổng công ty 90, 91 và hơn 500 doanh nghiệp thành viên, đến nay ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cổ phần hóa được 6 tổng công ty, chiếm gần một nửa số tổng công ty cổ phần hóa của cả nước. Năm 2013, ngành tiếp tục chỉ đạo hoàn thành công tác cổ phần hóa 6 đơn vị được phê duyệt trong năm 2012; hoàn thành tái cơ cấu tài chính Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam; hoàn thành giải thể Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ Khoa học công nghệ Thủy sản trước 24/2/2013.
Có thể bạn quan tâm
Riêng Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha. Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so vụ hè thu trước, góp phần nâng sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 đạt 20,5 triệu tấn, bằng 82% kế hoạch năm.
Hiện nay, nước lũ đầu nguồn sông Mêkông đang về, cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non nhiều ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang).
Hiện ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang là đỉnh điểm của mùa thu hoạch bơ chính vụ. Do vậy quả bơ được bày bán trên khắp các nẻo đường nơi đây.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.
Là loại cây trồng mới nhưng những năm qua, diện tích táo xanh của Ninh Thuận tăng rất mạnh, đến nay đạt gần 1.200 ha, nguyên nhân là cây táo dễ làm, chi phí thấp hơn trồng nho, mặt khác táo xanh mỗi năm cho thu hoạch 2- 3 đợt, năng suất từ 3 – 5 tấn/ha/vụ nên nhiều diện tích trồng nho trước đây đã được người dân chuyển sang trồng táo.