Nâng Cao Chất Lượng Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Theo Tiêu Chuẩn GAP
Trong khuôn khổ chương trình "Hỗ trợ phát triển toàn diện cây vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim" từ năm 2007- 2013, Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang chủ trì, KS. Trần Thị Bạch Vân, chủ nhiệm thực hiện đề tài "Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn GAP" với mục tiêu:
Khảo sát, tuyển chọn cây vú sữa Lò Rèn chất lượng cao, năng suất ổn định để làm cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống, tạo nguồn sản phẩm đồng nhất, chất lượng ổn định khi đưa ra thị trường;
Tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng an toàn theo hướng GAP; cung cấp giống cho người dân trồng mới, đến khi kết thúc đề tài (năm 2013), tổng diện tích vườn vú sữa của 2 huyện Châu Thành, Cai Lậy đạt 3.000 ha;
Xây dựng, củng cố hoạt động của HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim; xây dựng mô hình cải tạo, trẻ hóa vườn vú sữa già cỗi.
Theo kết quả khảo sát tại các xã Vĩnh Kim, Hữu Đạo, Bàn Long, Phú Phong, Song Thuận, Long Tiên, nhóm thực hiện nhận thấy:
Đa số nhà vườn trồng cây tự chiết nhánh của người thân hoặc mua từ những người quen biết (92,3%);
Cây vú sữa ghép ít nhà vườn sử dụng do chưa quen, sợ trái bị lai làm nhỏ trái khó bán, mối ghép của cây vú sữa ghép cao dễ bị tét, đa số cây ghép được trồng là của các đề tài cung cấp;
Giống vú sữa được trồng phổ biến là vú sữa Lò Rèn có chất lượng ngon, năng suất cao...
Qua 6 năm thực hiện đề tài đã đạt được những kết quả sau: Tuyển chọn được 3 cá thế giống vú sữa Lò Rèn có mã số VK1, VK2 và KS cho năng suất cao, phẩm chất tốt vượt trội và ổn định so với các cá thể khác thuộc quần thể vú sữa Lò Rèn ở Châu Thành, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, thẩm định và cấp giấy công nhận cây vú sữa đầu dòng ngày 14-11-2012 (QĐ số 16/QĐ-SNN&PTNT). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác, GAP giúp nông dân dân tham gia mô hình hiểu rõ và áp dụng kỹ thuật canh tác mới.
Tổng diện tích vú sữa của tỉnh Tiền Giang đã gia tăng từ 2.200 ha (cuối 2006) lên 3.300 ha năm 2012, trong đó vú sữa Lò Rèn là chủ yếu; thành công đáng kể là việc người dân đã nhận thấy hiệu quả của việc trồng cây vú sữa ghép theo đúng quy trình để có được kết quả tốt không khác gì cây chiết mà bộ rễ lại phát triển mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của Phòng kinh tế TP.Biên Hòa, đến nay đã có 126/247 hộ chăn nuôi cá bè tại các phường: An Bình, Tam Hiệp, Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa đồng thuận thực hiện di dời các bè cá theo quy hoạch của UBND thành phố.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.
Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.
Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.
Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).