Nâng cao chất lượng trái xoài xuất khẩu sang Nhật
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Minh Báu phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc về dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất và xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản
Theo Phòng Nông nghiệp huyện, toàn huyện Xuân Lộc hiện có gần 2.000 ha với nhiều giống xoài khác nhau, trong đó có gần 1.700 ha xoài đã cho sản phẩm, tập trung chủ yếu ở các xã: Xuân Hưng, Xuân Hưng, Xuân Hòa, Xuân Thành, Xuân Trường và Suối Cao.
Với tiềm năng và sản lượng xuất khẩu xoài hiện có, huyện Xuân Lộc nói chung, mà cụ thể là Hợp tác xã xoài Suối Lớn (xã Xuân Hưng) nói riêng đã có đủ điều kiện để sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để đáp ứng đòi hỏi cao về sản phẩm xoài Cát Chu nhập khẩu từ Việt Nam của phía Nhật Bản, Hợp tác xã xoài Suối Lớn phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nhất là phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do Nhật Bản đưa ra; đồng thời phải đảm bảo số lượng cung cấp hàng tuần cho đối tác.
Được biết, trong năm 2016, Nhật Bản sẽ nhập khẩu khoảng 50 tấn xoài Cát Chu của Việt Nam, trong đó mỗi tuần sẽ nhập 2 tấn trong khoảng thời gian nữa năm.
Với số lượng này, Hợp tác xã xoài Suối Lớn sẽ tiếp tục tổ chức đầu tư vào 12 ha sẵn có của HTX để đảm bảo đáp ứng đủ số lượng, cũng như chất lượng trái xoài xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 10 năm trước, trong khi các hộ dân ở địa phương còn mang nặng tập quán sản xuất lạc hậu, thì anh đã nghĩ đến việc mở rộng đất đai phát triển sản xuất. Ý chí và quyết tâm của anh mang lại những thành công ngoài mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, dù thời tiết khô hạn, nhưng chưa có vụ nào anh bỏ đất hoang.
Chúng tôi về phường Văn Hải (Phan Rang-Tháp Chàm) khi nơi đây vừa diễn ra Hội nghị tổng kết 2 năm hoạt động của Liên minh trồng táo Văn Hải do Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh tổ chức.
Vụ Hè Thu, thời tiết thường có nhiều bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau màu (nắng nóng, mưa nhiều). Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại, rủi ro trên cây trồng do thời tiết gây ra, nông dân cần chú ý và có những biện pháp kĩ thuật tác động sao cho phù hợp và hiệu quả trong tất cả các khâu của mùa vụ.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm.