Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu thủy sản rơi vào thế khó

Xuất khẩu thủy sản rơi vào thế khó
Ngày đăng: 09/11/2015

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 4,8 tỷ USD (-16% so với cùng kỳ).

Hầu hết các thị trường lớn như Mỹ và EU đều giảm trên hai con số, chỉ riêng thị trường châu Á còn giữ được đà tăng trưởng (+11%).

Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là Mỹ có mức giảm lên đến 28% so với cùng kỳ 2014. Nếu tách riêng theo từng phân khúc sản phẩm thì giá trị xuất khẩu của cá tra chỉ giảm nhẹ (-3%), trong khi đó giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ lại giảm mạnh (-45%).

Nguyên nhân do vấn đề dư lượng chất kháng sinh trong các sản phẩm tôm của Việt Nam.

Theo thống kê từ Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), trong 5 tháng đầu năm, Mỹ đã trả lại 25 đợt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Mặt khác, nguồn cung gia tăng từ Thái Lan, Ecuador cũng là nhân tố khiến giá trị xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng đầu năm sụt giảm.

Đối với thị trường châu Âu, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào việc ký kết các hiệp định thương mại sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu tại châu Âu. Tuy vậy, cá tra Việt Nam lại không nằm trong danh sách các mặt hàng giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình FTA giữa Việt Nam và EU.

Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đang kiến nghị về biểu thuế này và đang chờ những phản hồi từ phía châu Âu.

Khi tham gia các hiệp định thương mại, các rào cản kỹ thuật là yếu tố để các nước bảo hộ sản xuất nội địa.

Trong trường hợp này, chất lượng sản phẩm uy tín và được đánh giá cao có lợi thế lớn nhất.

Trước thực trạng trên, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng có sự phân hóa rõ rệt.

Đơn cử như tại phân khúc cá tra, các doanh nghiệp lớn như Vĩnh Hoàn vẫn giữ mức tăng trưởng dương (+18%) trong khi đó, các công ty niêm yết khác như Hùng Vương, Nam Việt, Agifish đều giảm khá mạnh, trên 10% so với cùng kỳ 2014.

Với nhu cầu sụt giảm, nhiều công ty chủ động phá giá để nâng cao tính cạnh tranh.

Vì vậy, mặc dù quý III thường là quý cao điểm theo tính mùa vụ nhưng giá trị xuất khẩu vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực như kỳ vọng.

Do vậy, với những rủi ro trong ngành về nhu cầu, về việc phá giá giữa các đối thủ trong ngành, việc đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành với tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng lớn và hưởng mức thuế chống bán phá giá ưu đãi sẽ là lựa chọn phù hợp đối với nhà đầu tư.

Một trong những cổ phiếu hiện đang thỏa mãn được tiêu chí trên là VHC.

Xét theo số liệu mà VHC công bố, ước tính, doanh thu năm 2015 vào khoảng 6.790 tỷ đồng (+8% cùng kỳ) và LNST vào khoảng 387 tỷ đồng, tăng 34% so với lợi nhuận cốt lõi trong năm 2014; khi đó, EPS vào khoảng 4.189 đồng/CP.

Nếu xem xét triển vọng tăng trưởng dài hạn khi VHC sẽ xây thêm nhà máy và nâng tăng trưởng doanh thu trung bình 20% mỗi năm thì đây vẫn là cổ phiếu để kỳ vọng. Trái ngược với VHC, HVG dù có tiềm lực song lại đang trải qua giai đoạn khó khăn.

Mặc dù báo cáo tài chính quý 3/2015 của Công ty chưa được công bố chi tiết nhưng theo thông tin có được thì doanh nghiệp này vẫn đang có nhiều biến động. Nguyên nhân do lãi vay quý 2/2015 tăng thêm 43% so với cùng kỳ khi Công ty đẩy mạnh các khoản đầu tư, nâng cấp nhiều dự án và điều này còn lây sang quý 3/2015.

Mặt khác, hoạt động M&A với Công ty CP Thực phẩm Sao Ta và Công ty CP CBTS Xuất khẩu Tắc Vân làm phát sinh lợi thế thương mại, chi phí tài chính...

so với cùng kỳ. Rõ ràng chiến lược mở rộng của HVG đang tạo áp lực ngắn hạn cho Công ty, đặc biệt trong bối cảnh ngành thủy sản đang diễn biến không thuận lợi.

HVG, vì vậy, sẽ khó có khả năng hoàn thành kế hoạch trong năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha tiền giống Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha tiền giống

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

01/09/2015
Tuyên chiến với chất tạo heo nạc Tuyên chiến với chất tạo heo nạc

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.

01/09/2015
Đột nhập ma trận nấm mối được ủ bằng chất kích thích Đột nhập ma trận nấm mối được ủ bằng chất kích thích

Món nấm mối tự nhiên giá bạc triệu ở khu vực Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng đã được trồng bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích.

01/09/2015
Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi

Các vụ nuôi vừa qua, do một số nguyên nhân như nhiều chủ đồng thiếu vốn đầu tư cải tạo ao đầm cầm chừng, độ sâu không bảo đảm; thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, mua phải con giống kém chất lượng, thả tôm mật độ quá dầy, gặp thời tiết biến động, mực nước trong đồng không bảo đảm kết hợp với yếu tố bất lợi do môi trường nước ô nhiễm dẫn đến tôm chết hoặc chậm phát triển, dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi tôm sú của xã.

01/09/2015
Nhộn nhịp mùa cá cơm cuối vụ Nam Nhộn nhịp mùa cá cơm cuối vụ Nam

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân ở xã Phước Diêm, Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Bà con rất phấn khởi vì có những chuyến ra khơi “trúng đậm” sau một thời gian dài “biển đói”.

01/09/2015