Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Publish date: Wednesday. July 17th, 2013

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải cải thiện an toàn sinh học và nâng cao hiểu biết của người nuôi trong việc sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc thú y dùng cho nuôi trồng thủy sản.

Đối với các nước phát triển và đang phát triển, nuôi trồng thủy sản được thừa nhận là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời mang lại nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu sản phẩm nuôi. Việc mở rộng nuôi trồng thủy sản thương mại, tương tự như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc thú y để phòng và điều trị bệnh, đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và tối đa hóa sản lượng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển các loài thủy sản tươi sống (trên phạm vi toàn cầu), người vận chuyển vô trách nhiệm đã làm lây lan các tác nhân gây bệnh trong hệ thống nuôi trồng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nuôi và môi trường nước tự nhiên.

Việc sử dụng các phương pháp điều trị kháng sinh thích hợp là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với các bệnh truyền nhiễm ở các ao nuôi trồng thủy sản. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả hình thành nên các gen kháng thuốc ở vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh bừa bãi còn tạo ra dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Đây là một trong những lý do khiến một số sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở các nước đang phát triển bị cấm nhập khẩu vào các thị trường khó tính, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho nghề nuôi.

Thực tế cho thấy, một số bệnh cấp tính vẫn có thể xảy ra ngay tại các trang trại nuôi trồng thủy sản được quản lý tốt. Do đó, việc sử dụng cẩn thận kháng sinh là điều cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc và giảm thiểu việc kháng thước của vi khuẩn. Sử dụng một cách có trách nhiệm các loại thuốc thú y là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động nuôi trồng thủy sản.


Related news

Thí Điểm Xây Thí Điểm Xây "Cánh Đồng Mẫu Lớn” Tại Miền Bắc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phía Bắc triển khai thí điểm xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn.”

Thursday. February 23rd, 2012
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cỏ Ngọt, Ớt Cay Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cỏ Ngọt, Ớt Cay

Hưng Xá (Hưng Nguyên - Nghệ An) có trên 330 ha đất tự nhiên, trong đó 170 ha đất sản xuất nông nghiệp, trên 70 ha màu. Trước đây, trên vùng màu, đa số bà con trồng ngô, lạc hoặc cây đậu tương song hiệu quả không cao. Cộng vào đó là điều kiện thời tiết bất thường nên nhiều năm bà con không có thu hoạch.

Friday. August 3rd, 2012
Nuôi Dê Cho Thu Nhập Cao Nuôi Dê Cho Thu Nhập Cao

Với những lợi thế như thời gian sinh trưởng ngắn, tận dụng dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, không mất nhiều thời gian chăn thả và thị trường tiêu thụ rộng lớn... nuôi dê đang là một hướng đi mới giúp bà con nông dân ở thôn Phước Sơn, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng vươn lên thoát nghèo.

Monday. August 6th, 2012
Kinh Nghiệm Làm Mai Vàng Bán Tết Của Ông Nguyễn Văn Định Kinh Nghiệm Làm Mai Vàng Bán Tết Của Ông Nguyễn Văn Định

“Chăm sóc cây mai vàng xem ra không khó, nhưng để có một cây mai đẹp, vừa ý khách hàng, trổ hoa đúng vào dịp Tết là đều không đơn giản đối với người làm mai”. Đó là lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Định ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) người có hơn 20 năm gắn bó với cây mai vàng.

Saturday. December 24th, 2011
Trồng 15 Năm, Cưa Làm Củi ! Trồng 15 Năm, Cưa Làm Củi !

Năm 1997, Nông trường Lam Sơn (nay là Cty TNHH MTV Lam Sơn, gọi tắt là Cty Lam Sơn) đầu tư trồng hàng trăm ha cao su tại huyện miền núi Ngọc Lặc và Thọ Xuân (Thanh Hóa). Nay cây cao su đã 15 năm tuổi song lượng mủ chỉ lèo tèo thu vài ba cân/ha/ngày khiến nảy sinh mâu thuẫn giữa Cty với hộ dân.

Saturday. February 25th, 2012