Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ Trứng

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.
Năm 2002, anh đã bàn với vợ và quyết định vay vốn đầu tư vào chăn nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nên anh Thắng chỉ dám vay ngân hàng Nông nghiệp thành phố Vĩnh Yên 15 triệu đồng để mua 300 con vịt siêu trứng về chăn nuôi thử.
Vừa chăn nuôi anh vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đã thành công trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, học và đọc trong sách báo về cách xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh khi vịt mắc bệnh. Đàn vịt của anh Thắng lớn nhanh, khỏe mạnh, ít bị bệnh, tỷ lệ đẻ trứng cao.
Mừng như mở cờ trong bụng, anh Thắng nghĩ đây là cách thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của gia đình. Anh đã mạnh dạn tiếp tục vay vốn ngân hàng thêm 50 triệu đồng, đấu thầu thêm 7.200m2 để mở rộng quy mô chăn nuôi. Số lượng vịt anh nuôi ngày càng nhiều, lúc đầu là 300 con, sau đó lên 500 con, rồi 1.000 con và bây giờ đã lên đến 2.500 con vịt đẻ trứng. Mỗi ngày, đàn vịt của anh Thắng đẻ trên 2.000 quả trứng, trừ chi phí, bình quân cho thu nhập 35-40 triệu đồng/tháng.
Anh Thắng cho biết: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, quan trọng nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác tiêm phòng và thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi. Ngoài các lại vắc xin thông thường thì mỗi năm, đàn vịt còn được tiêm phòng 2 lần vắc xin cúm gia cầm H5N1, hàng tuần đều phải được phun khử trùng, tiêu độc hoặc rắc vôi bột khu vực chăn nuôi 2 lần.
Do có kinh nghiệm trong chăn nuôi và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vịt, số lượng trứng đẻ ra hàng ngày đều được các thương lái đến mua hết. Đặc biệt, trang trại của anh Thắng còn được Công ty HonDa-Vĩnh Phúc về thăm quan và ký hợp đồng mỗi ngày mua 2.000 quả trứng vịt lộn phục vụ bữa an cho công nhân của Công ty.
Nhờ chăn nuôi vịt, gia đình anh Thắng đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, có tiền nuôi các con ăn học thành người, 2 cháu đã học hết Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Kết thúc phiên biển đầu năm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi trở về với cá ngừ vi vàng chật ních khoang tàu. Đây chính là một trong hai loại cá ngừ đại dương xuất khẩu, nhưng với ngư dân Quảng Ngãi, họ vẫn quen gọi là cá “vàng vi” Hoàng Sa…

Ngày 8.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết: Triển khai thí điểm việc đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, UBND tỉnh đã đầu tư 1 tỉ đồng cho 5 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh để mua sắm các thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật.