Trong Tháng 1/2015 Vinamilk Thu Mua Sữa Tươi Nguyên Liệu Của Nông Dân Tăng 22%
Tháng 1/2015, Vinamilk thu mua gần 20 triệu kg sữa, tăng trưởng gần 22% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản lượng và 58,6% giá trị. Trong cả nước, lượng sữa nguyên liệu Vinamilk thu mua của nông dân chiếm hơn 60%.
Vinamilk đã gắn bó với hộ nông dân từ khi Việt Nam bắt đầu phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Mục tiêu của Vinamilk là ngày càng nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa để nông dân cùng Vinamilk phát triển một ngành chăn nuôi bò sữa bền vững, an toàn thực phẩm và chuyên nghiệp, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa được kiểm soát nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm từ nông trại chăn nuôi bò sữa đến bàn ăn.
Vì vậy các hộ chăn nuôi bò sữa, là người cung cấp nguyên liệu sữa, nếu tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sữa tươi nguyên liệu thì sẽ yên tâm về đầu ra vì Vinamilk thu mua cả 365 ngày trong năm.
Vinamilk đang hỗ trợ thu mua sữa cho hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cùng một mặt bằng giá thu mua thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của Vinamilk.
Hiện nay, Vinamilk đang hỗ trợ thu mua sữa cho hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cùng một mặt bằng giá với các trang trại thuộc công ty con của Vinamilki. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk được tính giá theo dạng nhóm chất lượng. Chất lượng sữa theo nhóm nào thì hưởng giá theo nhóm đó. Giá thu mua sữa theo chất lượng của Vinamilk hiện nay cao nhất là 14.000 đ/kg và kết hợp các chỉ tiêu chất lượng để tính giá.
Đồng thời nếu chuồng trại hộ dân đạt yêu cầu sẽ được hỗ trợ thêm 200 đ/kg. Các hộ dân cải tạo và nâng cấp chuồng trại sẽ được Vinamilk hỗ trợ về chuồng trại chăn nuôi. Hiện nay, số hộ chăn nuôi giao sữa cho Vinamilk đạt chất lượng cao với giá thu mua 14.000đ/kg và trên 14.000đ/kg vẫn chiếm trên 50%.
Minh chứng cho điều này là sản lượng thu mua của Vinamilk trong tháng 1/2015 tăng gần 22% so với cùng kỳ 2014. Điều đó cho thấy, Vinamilk không giảm sản lượng thu mua và không giảm giá thu mua nếu chất lượng sữa đạt tất cả các chỉ tiêu yêu cầu.
Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã có nhiều đầu tư nổi bật cho hoạt động thu mua sữa như tổ chức chương trình “Cùng Vinamilk tích lũy điểm thưởng – vui xuân đón Tết” để hỗ trợ nông dân đón Tết. Tổng số lượng nông dân được hỗ trợ trong chương trình này là 6.105 hộ, tổng sản lượng sữa nông dân được hỗ trợ là gần 153 triệu kg, với tổng giá trị Vinamilk hỗ trợ là gần 46 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vinamilk cũng hỗ trợ nâng cấp 27 trạm trung chuyển, từng bước cải thiện hệ thống thu mua sữa tươi nguyên liệu; phát triển thêm 3 trạm trung chuyển tại các khu vực Bình Dương, Lâm Đồng và Tuyên Quang; tiến hành 31 lớp tập huấn cho nông dân trên cả nước và tư vấn trực tiếp cho 3.265 lượt hộ nông dân, gọt móng bò cho 66 hộ tương ứng với 154 con bò sữa…
Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa bò tươi nguyên liệu.
Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào phục vụ nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.
Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.
Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.
Từ năm 2000 đến nay, nuôi nghêu thương phẩm đã giúp người dân Phú Hải có thu nhập ổn định, đời sống ngày một khấm khá. Tuy nhiên, người nuôi nghêu ở đây vẫn còn không ít nỗi băn khoăn, lo lắng…