Năm 2013, Ninh Thuận Có 120 Ha Ao Tôm Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh
Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.
Mặc dù đang trong thời điểm ngưng vụ, nhưng ở những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận rất nhộn nhịp. Có ao tôm đã bắt đầu được xuất bán, có ao tôm đã được 1-2 tháng tuổi, có ao tôm mới thả nuôi. Điều này có nghĩa việc nuôi tôm ở đây gần như không theo một mùa vụ nhất định nào trong năm.
Theo khuyến cáo của Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, mỗi năm người nuôi tôm phải ngưng vụ từ 3-4 tháng để làm công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ao nuôi. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở đây phát triển theo hướng tự phát gần như không có thời gian nghỉ.
Chính điều này cũng lý giải vì sao năm 2013, Ninh Thuận có 120ha ao tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Giá heo đang có dấu hiệu “ấm” dần lên, nhu cầu thực phẩm cho mùa tết tăng cao, trong khi giá thức ăn chăn nuôi giảm... là những thuận lợi giúp nhiều nông dân, chủ trang trại vùng Đông Nam Bộ hào hứng tái đàn, chăn nuôi phục vụ tết.
Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) trao đổi với Dân Việt.
Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” cuối tuần qua tại TP.HCM đã đặt ra những vấn đề nóng bỏng để chuyển đổi ngành này trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng đối mặt nhiều thách thức, tác động của quá trình hội nhập.
Cá đang nuôi trong lồng bè bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng chết trắng hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Lá to như một chiếc ô dù che mưa, ngọn non có thể xào ăn được, đặc biệt, trọng lượng quả nặng đến 1 tấn rưỡi,... Gần đây, người dân đang rộ lên phong trào trồng bí ngô khổng lồ để vừa làm cảnh, vừa lấy thực phẩm ăn.