Năm 2013, Ninh Thuận Có 120 Ha Ao Tôm Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh
Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.
Mặc dù đang trong thời điểm ngưng vụ, nhưng ở những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận rất nhộn nhịp. Có ao tôm đã bắt đầu được xuất bán, có ao tôm đã được 1-2 tháng tuổi, có ao tôm mới thả nuôi. Điều này có nghĩa việc nuôi tôm ở đây gần như không theo một mùa vụ nhất định nào trong năm.
Theo khuyến cáo của Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, mỗi năm người nuôi tôm phải ngưng vụ từ 3-4 tháng để làm công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ao nuôi. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở đây phát triển theo hướng tự phát gần như không có thời gian nghỉ.
Chính điều này cũng lý giải vì sao năm 2013, Ninh Thuận có 120ha ao tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.
Related news
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.
Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân quan tâm, chia sẻ với người nông dân về sản phẩm nông sản khó tiêu thụ. Tuy nhiên, sau những giải pháp tình thế, không ít sản phẩm nông sản vẫn đang trong vòng luẩn quẩn được mùa - rớt giá. Bởi vậy, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống, làm giàu bền vững là điều đáng quan tâm của chính quyền và người dân các địa phương.
Hiện nay, do giá tiêu hạt trên thị trường luôn ở mức cao, nên nhiều hộ nông dân ở Dak Lak bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt chuyển sang trồng tiêu, đưa diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh tăng lên khá nhanh. Điều này đã khiến cây tiêu đứng trước nhiều nguy cơ về dịch bệnh nếu không có quy hoạch và liên kết bài bản.
Hiện thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chủ yếu là Mỹ, EU - những thị trường khó tính. Vì vậy, nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) luôn khuyến cáo, cảnh báo người trồng tiêu, tiểu thương và doanh nghiệp (DN) phải sản xuất, thu mua, bảo quản, xuất khẩu hồ tiêu theo chuỗi giá trị bền vững để giữ uy tín với bạn hàng.
Nhiều vườn mắc ca ở tỉnh Đắc Lắc trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả. Từ thực tế nhiều vườn mắc ca trong tỉnh, trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả, lãnh đạo UBND tỉnh Đắc Lắc đã yêu cầu các huyện trong tỉnh khuyến cáo người dân hạn chế trồng loại cây này.