Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Thủy Sản Đang Từng Bước Phát Triển

Chăn Nuôi Thủy Sản Đang Từng Bước Phát Triển
Ngày đăng: 12/01/2015

Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia đình chị Đỗ Thị Phương, ở phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông) nhiều năm nay đã tận dụng bằng việc đào ao vừa trữ nước tưới cho cây cà phê, hồ tiêu vừa để nuôi cá.
Chị Phương cho biết: “Ngoài việc tập trung đầu tư chăm sóc cây trồng chủ lực như cà phê, tiêu thì từ ngày nuôi cá, gia đình tôi không chỉ có thêm nguồn thu nhập đáng kể mà còn tận dụng được lao động nhàn rỗi. Vừa qua, gia đình tôi được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa chọn tham gia mô hình nuôi cá chép V1 và một số loại cá khác. Khi tham gia mô hình, gia đình được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cụ thể nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Trong quá trình nuôi, cá phát triển nhanh; sau 6 tháng, trung bình mỗi con cá chép và rô phi nặng 0,7 kg; cá trắm và cá mè nặng khoảng 1,5 kg, năng suất đạt 14 tạ/sào”.
Vì mới nuôi thử nghiệm nên hiện gia đình chị Phương có 5 sào ao nhưng chỉ mới dùng 1 sào để nuôi cá. Mỗi lứa cá thường nuôi khoảng 6 - 7 tháng là thu hoạch và cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Từ hiệu quả của mô hình, trong thời gian tới, gia đình sẽ đầu tư vốn để mở rộng mô hình, chăn nuôi bài bản, chọn các giống cá cho năng suất và chất lượng thịt ngon để nuôi toàn bộ diện tích ao còn lại.
Nhiều năm nay, ông Lê Văn Vui ở phường Nghĩa Thành cũng đã tận dụng 1 ha diện tích mặt nước để nuôi các loại cá như chép, trắm cỏ, rô phi, cá mè, diêu hồng… Mỗi năm gia đình ông Vui thu hoạch khoảng 15 - 20 tấn cá, thu về lãi ròng khoảng 200 triệu đồng.
Trong thời gian qua, nhằm giúp các hộ dân nắm bắt được kỹ thuật nuôi cá, Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm khuyến nông - khuyến ngư các huyện và thị xã đã xây dựng các mô hình, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nuôi các loại cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, có đầu ra ổn định.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình và đưa các giống thủy sản có chất lượng cao để giúp người dân phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tỉnh ta rất có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nếu chính quyền địa phương và người dân quan tâm, có hướng khai thác tốt thì sẽ góp phần đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể.
Chỉ tính từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 53 ha so với năm 2013, đưa tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 1.228 ha. Hiện nay, vào thời điểm mùa khô, mực nước giảm nên cũng là thời điểm thu hoạch chính của người nuôi thủy sản.
Tính đến hết tháng 11, sản lượng thủy sản khai thác trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 3.200 tấn, tăng khoảng 350 tấn so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá nuôi chiếm trên 70%, còn lại là khai thác tự nhiên.
Hiện nay, việc nuôi trồng thủy sản chủ yếu là các loài cá truyền thống như mè, trắm, trôi, chép chiếm 70%; rô phi, diêu hồng chiếm khoảng 20%, còn lại là thủy sản đặc sản như cá tầm, lăng, lóc, bống, cua đồng… chủ yếu được người dân tận dụng mặt nước tại các lòng hồ như thủy điện Đồng Nai 3, hồ Đắk R’tíh, Krông Nô.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

22/08/2015
An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

22/08/2015
Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

22/08/2015
Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

22/08/2015
Người trẻ hóa vườn xoài Người trẻ hóa vườn xoài

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

22/08/2015