Mỹ là thị trường nhập khẩu số 1 của cá tra Việt Nam

Trong quý đầu năm nay, EU NK 59,6 triệu pao cá tra Việt Nam, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2014 và đây cũng là khối lượng NK thấp nhất trong 5 năm qua. Trong khi 4 tháng đầu năm nay, NK cá tra Việt Nam vào Mỹ tăng 6,7% đạt 79,5 triệu pao.
Sự thay đổi trong quy định dán nhãn thực phẩm của Ủy ban châu Âu ban hành tháng 12/2014 cũng làm thay đổi nhu cầu thị trường. Quy định mới yêu cầu các nhà sản xuất thủy sản phải liệt kê cụ thể nếu sản phẩm của họ có chứa nước.
Đối với các sản phẩm thủy sản cắt miếng, cắt khúc, philê hoặc nguyên con; hàm lượng nước trong sản phẩm phải được ghi rõ trong tên của sản phẩm nếu hàm lượng nước chiếm hơn 5% khối lượng của thành phẩm.
Theo các thương lái, quy định dán nhãn này buộc các nhà bán lẻ ở EU phải cân nhắc có nên nhập hay không do lo ngại nhãn sản phẩm có bao gồm thông tin về hàm lượng nước sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường khó tính này.
USD tăng khiến Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp thủy sản thế giới từ giữa năm 2014 đến nay.
Theo Urner Barry, giá cá tra trung bình trên thị trường Mỹ giảm trong tháng 6/2015 – mức giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2014. Đây cũng là một yếu tố khiến Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ hàng đầu của cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.