Mỹ là thị trường nhập khẩu số 1 của cá tra Việt Nam

Trong quý đầu năm nay, EU NK 59,6 triệu pao cá tra Việt Nam, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2014 và đây cũng là khối lượng NK thấp nhất trong 5 năm qua. Trong khi 4 tháng đầu năm nay, NK cá tra Việt Nam vào Mỹ tăng 6,7% đạt 79,5 triệu pao.
Sự thay đổi trong quy định dán nhãn thực phẩm của Ủy ban châu Âu ban hành tháng 12/2014 cũng làm thay đổi nhu cầu thị trường. Quy định mới yêu cầu các nhà sản xuất thủy sản phải liệt kê cụ thể nếu sản phẩm của họ có chứa nước.
Đối với các sản phẩm thủy sản cắt miếng, cắt khúc, philê hoặc nguyên con; hàm lượng nước trong sản phẩm phải được ghi rõ trong tên của sản phẩm nếu hàm lượng nước chiếm hơn 5% khối lượng của thành phẩm.
Theo các thương lái, quy định dán nhãn này buộc các nhà bán lẻ ở EU phải cân nhắc có nên nhập hay không do lo ngại nhãn sản phẩm có bao gồm thông tin về hàm lượng nước sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường khó tính này.
USD tăng khiến Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp thủy sản thế giới từ giữa năm 2014 đến nay.
Theo Urner Barry, giá cá tra trung bình trên thị trường Mỹ giảm trong tháng 6/2015 – mức giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2014. Đây cũng là một yếu tố khiến Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ hàng đầu của cá tra Việt Nam.
Related news

Trồng 1 sào 700 - 1.200 cây trạng nguyên từ đầu năm đến cuối năm sẽ cho thu nhập 50-70 triệu đồng, tùy kỹ năng canh tác.

Một thanh niên biến ngôi nhà 2 tầng trở thành vườn nấm. Cũng từ ngôi nhà này, anh đã nghiên cứu trồng nấm mối đặc sản...

Nhờ tham gia vào lớp dạy kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm theo hướng cải tiến, nhiều nông dân tại ấp Bàu Vũng (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau)

Rất nhiều thanh niên từ bỏ công việc ổn định nơi Thủ đô trở về quê khởi nghiệp trồng rau sạch và thành công, trong đó có anh Nguyễn Thanh Liêm ở Bắc Ninh.

Nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm, giúp nhiều hộ dân sống xung quanh lòng hồ thủy điện Hòa Bình nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.