Mỹ Điều Chỉnh Thuế Nhập Khẩu Đối Với Cá Tra Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố quyết định sơ bộ về việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cá tra phi lê (fillet) đông lạnh của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp dụng mức thuế từ 0 đến 2,39 USD/kg đối với cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam trong đợt rà soát hành chính lần thứ 10 (POR10), từ tháng 8/2012 đến tháng 7/2013.
Theo quyết định của Bộ Thương mại Mỹ, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn được đưa ra khỏi danh sách điều tra lần này và tiếp tục hưởng mức thuế 0%, trong khi thuế suất áp dụng cho tập đoàn Hùng Vương và 23 công ty khác giảm mạnh từ 1,2 USD/kg xuống còn 0,58 USD/kg.
AnviFish là công ty duy nhất bị áp mức thuế rất cao là 2,39 USD/kg do cung cấp thông tin cho Bộ Thương mại Mỹ không đúng thời hạn và thiếu cụ thể.
Việc Công ty Vĩnh Hoàn được rút ra khỏi danh sách điều tra và áp thuế 0% là một thắng lợi lớn vì đây là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam nói chung vẫn thiếu hợp lý khi Mỹ tiếp tục sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế trong quá trình tính toán biên độ phá giá. Trong đợt rà soát lần này, Bộ Thương mại Mỹ quyết định tăng mức thuế suất toàn quốc từ 2,11 USD/kg lên 2,39 USD/kg.
Quyết định sơ bộ về đợt rà soát hành chính lần thứ 10 sẽ chưa có hiệu lực thi hành cho tới khi quyết định cuối cùng được ban hành. Như vậy, các bên sẽ có 120 ngày để xem xét quyết định sơ bộ và đây sẽ là thời điểm quan trọng để Việt Nam tập trung vận động, đưa ra những số liệu và lập luận thuyết phục nhằm yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ đưa ra mức thuế công bằng và hợp lý đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.

Ngoại phụ thuộc, nội không có bất cứ một sự liên kết nào giữa doanh nghiệp và nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ, người trồng tự phát, đầy rủi ro, doanh nghiệp làm thuê cho thương lái Trung Quốc... khiến thanh long mãi chẳng “ngọt”!

Từ một loài cây hoang dã, trái chín rụng rơi đầy gốc vào mùa thu mỗi năm, giờ đây quả táo mèo (còn gọi là sơn tra) đang trở thành hàng hóa bán chạy về miền xuôi.

Niên vụ sản xuất muối năm 2015 của diêm dân xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) sắp khép lại.
Theo thống kê của Bộ NN - PTNT, tính đến thời điểm này cả nước có 670.000 ha cà phê, tăng 170.000 ha so với quy hoạch và vượt 70.000 ha so với mục tiêu đặt ra đến năm 2020.