Ngọt ngào hồng xiêm nếp

Chị Lan cho biết: “Hơn 7 năm trước, vợ chồng tôi mua loại quả này ở tỉnh Hải Dương về giao buôn ở chợ Thương (TP Bắc Giang). Thấy hồng xiêm cho thu nhập cao nên tôi tìm cách học hỏi kinh nghiệm, mua cây giống về trồng, hiện tại có 50 cây”. Hồng xiêm nếp quả nhỏ và dài, vị ngọt sắc, thơm, cùi chắc, có màu hồng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây sai quả, không bị sâu bệnh, mẫu mã đẹp, dễ bán.
Hiện, gia đình chị đã bán hơn 2 tấn quả, giá 20-25 nghìn đồng/kg, thu hơn 40 triệu đồng, từ giờ đến cuối vụ còn khoảng 3 tấn nữa.
Theo chị Lan, hồng xiêm có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 2-3 (dương lịch). Trồng xen các cây họ đậu, một số loại rau để tăng thu nhập đồng thời giúp che phủ, cải tạo đất và chống cỏ dại. Hồng xiêm có tán rộng nên không trồng dày. Để cho năng suất cao, trồng hàng cách hàng 5-8 m, cây cách cây 5-7 m. Khi cây lên cao được 60-80 cm bấm ngọn để cây sinh cành.
Sau vụ thu hoạch cắt tỉa những cành vượt, cành tăm hoặc bị sâu bệnh. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả bón bổ sung phân chuồng ủ mục với lượng 30-50kg/gốc… Hồng xiêm hay bị sâu tiện vỏ gây hại vì vậy phải thường xuyên theo dõi để chủ động phòng chống. Khi phát hiện có sâu, dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí bị hại, lấy que sắt nhỏ luồn theo đường đi của sâu để tiêu diệt chúng.
Từ mô hình hồng xiêm nếp cho thu nhập cao của chị Lan, nhiều gia đình trong thôn đã học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng. Một số hộ như ông Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Văn Nhung… có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm từ loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.

Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.