Loay hoay giữa thiếu nước tưới và bán búp thanh long
Bán búp thanh long nhộn nhịp
Khoảng 10 ngày nay, tại các vùng trồng thanh long, xe cộ ra vào tấp nập, hình ảnh thường thấy mỗi khi thanh long hút hàng, có giá cao nhưng lúc này không phải để chở trái chín mà là chở búp thanh long. Và cũng khác mọi năm, những điểm thu mua búp thanh long năm nay đã khuếch trương hình thức chứ không phải âm thầm như trước.
Tại huyện Hàm Thuận Nam, cụ thể ở Hàm Mỹ, Tân Thuận có 2 điểm thu mua búp thanh long hoạt động đã vài năm nhưng phải đến năm nay mới để bảng hiệu. Những điểm này mua búp thanh long quanh năm, nhất là ở xã Tân Thuận, nơi có diện tích thanh long lớn nhưng nguồn nước chưa ổn định và chất lượng nước không tốt nên người trồng tính toán lượng trái để lại tốt nhất cho mỗi vụ và thường xuyên bán búp thanh long.
Thời điểm hiện tại, Tân Thuận đang bị hạn, nhiều nơi khoan giếng sâu thì nước bị nhiễm mặn, khoan giếng vừa thì nước bị nhiễm phèn, trong khi nước thủy lợi thì phải chờ tuyến kênh Sông Móng – Đu Đủ - Tân Lập được nối thêm đoạn nhánh về Tân Thuận, Tân Thành mới có nên nhiều diện tích thanh long đang có búp, đã có trái ở đây đứng trước tình cảnh thiếu nước. Với những vườn đang có búp, người trồng nỗ lực chăm bón, chờ đến gần ngày nở là bẻ búp bán, nhằm gỡ gạc chi phí chong điện, phân thuốc...
Không chỉ các vùng thanh long ở Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, mùa bán búp thanh long này còn nhộn nhịp hơn, vì nghe đâu đây là nơi khởi phát mua búp thanh long. Tiêu chuẩn búp thanh long được mua là trước nở 1 ngày, có giá từ 3.000 - 4.000 đồng/kg (5 - 6 búp), tăng khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với trước. Việc tăng giá này khó giải thích, vì bây giờ hàng bán nhiều hơn mọi thời điểm khác nhưng không vì thế, giá bị hạ.
Sức khỏe của cây là chính
Một số người quan tâm đến cây thanh long phân tích, do bị thiếu nước tưới, cộng thêm dự đoán giá thanh long thời điểm cận hàng mùa và đầu hàng mùa năm nay sẽ thấp, có khi xuống 4.000 - 5.000 đồng/kg, tệ hơn có thể bị tình cảnh dội chợ; trong khi giá búp hiện được 3.000 - 4.000 đồng/kg nên tính ra nhà vườn bán búp thanh long khoảng 27 - 28 ngày tuổi có lợi hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn, nhất là nằm trong vùng tưới, chưa bị cảnh thiếu nước không chú tâm việc bán búp thanh long cho lắm, dù giá cao. Họ cho rằng, việc lựa bỏ búp để cây đủ sức nuôi trái tốt thường được diễn ra lúc búp gần bằng ngón chân cái.
Một khi búp đã hút phân thuốc, nước để lớn đến thời điểm chuẩn bị nở thì búp đó đã được lựa chọn cho trái. Nếu có để búp trừ hao thì cũng không có số lượng nhiều để bán như vậy. Trong cảnh thiếu nước, đây chỉ là giải pháp tình thế có lợi trước mắt, nhà vườn nếu không bồi dưỡng kịp thì dây sẽ xuống...
Trong khi 2 vùng thanh long Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam loay hoay giữa thiếu nước tưới và bán búp thanh long thì tại vùng thanh long Bắc Bình không mắc vào tình cảnh trên. Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi chi nhánh Bắc Bình, do lo ngại không đủ nước tưới nên 1 - 2 tháng trước, nhiều vườn thanh long ở đây không chong điện ra trái vụ, cũng không cho cây ra hàng mùa nên bây giờ ở đây cũng chưa có tình hình bán búp thanh long.
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc bán búp thanh long nhưng chung quy lại đều thấy rất rõ là hạn hán năm nay có thể kéo dài đến tháng 9 rồi tình hình sâu bệnh, nhất là bệnh đốm trắng thường bùng phát vào mùa mưa vì vậy người trồng thanh long nên cho vườn cây nghỉ ngơi hợp lý. Song song đó, dọn phát vườn, chặt bớt cành để cây sử dụng nước ít hơn, tạo sức đề kháng tốt cho cây, chuẩn bị bước vào vụ sản xuất tới.
Có thể bạn quan tâm
“Mức độ thông luồng ổn định, giải quyết ách tắc tàu thuyền ra vào, ngư dân đánh bắt cá dễ dàng. Sau khi thông luồng, nhiều tàu vươn khơi đánh bắt và nhiều nhà đã kiếm được bạc tỷ. Lòng ai cũng vui!" - cụ Nguyễn Minh Anh, 69 tuổi, thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An cho biết.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Việc mời gọi đầu tư vào các DA nói trên nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt cá ngừ đại dương, tăng thu nhập cho ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Như những năm trước đây, ngay thời điểm sau Tết, các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh Cà Mau chỉ hoạt động khoảng 40% công suất thiết kế của nhà máy.
Trong năm 2013, Singapore là nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam nhiều nhất trong khối với giá trị đạt gần 37 triệu USD, tăng 3,4% so với năm 2012, tiếp đến là Thái Lan đạt hơn 34 triệu USD, tăng hơn 62% - mức tăng mạnh nhất trong khối.