Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Mỹ áp quy định giám sát cá tra Việt Nam là trái nguyên tắc của WTO

Mỹ áp quy định giám sát cá tra Việt Nam là trái nguyên tắc của WTO
Tác giả: Hồng Nhung
Ngày đăng: 12/12/2015

Sau nhiều rào cản thương mại mà phía Mỹ đặt ra đối với cá tra Việt Nam như dán nhãn tên gọi theo yêu cầu của Mỹ, áp thuế chống bán phá giá hay quy định ký quỹ cho sản phẩm cá tra trước khi vào thị trường Mỹ, đầu tháng 12/2015,

Bộ Nông nghiệp Mỹ lại đưa sản phẩm cá tra Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm (FSIS) thay vì thuộc phạm vi quản lý của của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) như trước đây.

Theo ông John P.

Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Mỹ, quy định này áp lên cá tra đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ thông qua và đưa vào quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ như thịt và các sản phẩm thịt.

Cụ thể, tất cả các loại cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cá tra và cá ba sa của Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giám sát của FSIS.

FSIS giám sát chặt chẽ từ khâu tạo giống, thức ăn chăn nuôi, các loại kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi, các quy trình, hệ thống của nhà máy chế biến, đóng gói, dán nhãn, ghi rõ trọng lượng phi lê, trọng lượng nước, vận chuyển, kho nhập khẩu, phân phối ra thị trường Mỹ đến hệ thống các nhà hàng Mỹ sử dụng sản phẩm cá tra phục vụ thực khách tại Mỹ.

Tất cả các khâu này phải được cơ quan ủy quyền của FSIS thực hiện, đánh giá và chứng nhận.

Đồng thời, các quy trình này cũng phải nhận được chứng nhận phối hợp từ phía Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam thì sản phẩm mới được thông qua.

Sau khi có hiệu lực từ tháng 3/2016, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam có thêm 18 tháng chuẩn bị đáp ứng các quy định của FSIS.

“Một khoảng thời gian quá ngắn để các doanh nghiệp tìm hiểu và vận hành phù hợp với yêu cầu khắt khe của Mỹ,” ông Nguyễn Phước Bửu Huy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II, chia sẻ.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, quy định này sẽ gây khó khăn cho con cá tra Việt Nam cũng như nhiều loại cá da trơn khác.

Phía người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu của Mỹ sẽ không được quyền lựa chọn sản phẩm mà họ muốn.

Thực chất việc ra quyết định này của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hoàn toàn trái với nguyên tắc của WTO.

Trước tháng 3/2016, Việt Nam phải cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh hiện đang xuất khẩu, cũng như văn bản đã tuân thủ theo quy định nhập khẩu hiện hành của FDA, ông Trương Đình Hòe cho biết.

Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu như tiêu chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản), GlobalGAP (Thực hành thủy sản tốt toàn cầu) và các tiêu chuẩn khác của thị trường Mỹ như BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), FarmBill (Luật Nông trại Mỹ)...

Trước mắt, các doanh nghiệp vẫn thực hiện xuất khẩu bình thường sang thị trường Mỹ cho đến ngày 1/9/2017.

Tuy nhiên, trước quy định mới trên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về các quy định của Mỹ, đồng thời chuẩn bị để thích ứng với yêu cầu của thị trường Mỹ.

Đặc biệt, các doanh nghiệp phải tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu để không thụ động với từng thị trường.

Chính phủ Việt Nam cũng cần có giải pháp để Chính phủ Mỹ công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tránh sự áp đặt kinh tế quốc gia khác lên kinh tế Việt Nam của Mỹ, Nguyễn Phước Bửu Huy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II cho biết.

Theo ông John Connelly, quy định này trái với các tiêu chí của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Vì vậy, phía Việt Nam vừa tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra chế biến sang Mỹ vừa theo dõi tiến trình của quy định này.

Trong trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm tra, giám sát các khâu sản xuất, chế biến cá tra của Việt Nam mà không cấp chứng nhận tiêu chuẩn tương đồng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dựa vào hai tiêu chí “sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và không làm hạn chế thương mại của hàng nhập khẩu” gửi hồ sơ phản đối lên WTO để được xem xét.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các luật sư, tư vấn của Việt Nam và các phòng ban chức năng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ làm việc với các tờ báo lớn của Mỹ như New York Times, Wall Street Journal đưa tin, bài phản đối quy định này, ông Đào Trần Nhân, Tham tán công sứ thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Và Tôm Vẫn Khủng Hoảng Nợ Người Nuôi Cá Tra Kêu Cứu Cá Tra Và Tôm Vẫn Khủng Hoảng Nợ Người Nuôi Cá Tra Kêu Cứu

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

05/08/2014
Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam Hỗ Trợ Đắc Lực Các Doanh Nghiệp Cá Tra An Giang Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam Hỗ Trợ Đắc Lực Các Doanh Nghiệp Cá Tra An Giang

Cuối tháng 2/2014, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với Sở Công thương An Giang về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cá tra trong và ngoài nước, những vấn đề mới về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014.

03/03/2014
Giá Cá Tra Bột Và Cá Tra Giống Đang Tăng Giá Cá Tra Bột Và Cá Tra Giống Đang Tăng

Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).

22/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.