Mô Hình Trồng Cây Măng Tây Xanh Hiệu Quả Ở Củ Chi

Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh.
Vì thế, Trạm khuyến nông không ngừng tìm ra những giống măng tây có khả năng kháng bệnh, cho năng xuất cao, khắc phục những yếu kém của giống măng trước đây, do đó vào tháng 7/2010 được sự đồng ý của Trung Tâm Khuyến Nông, trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức triển khai mô hình trồng măng tây tại xã Trung Lập Hạ.
Mời bà con tham khảo: Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh Măng Tây Xanh: Loài Cây Mới Trồng Ở Tây Ninh Măng Tây Chứa Hàm Lượng Dinh Dưỡng Và Nhiều Dược Tính Đặc Biệt |
Vào ngày 26/10/2011 trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức nghiệm thu mô hình , về dự có lãnh đạo Trung Tâm Khuyến Nông, lãnh đạo địa phương và đông đảo bà con trồng măng tây thuộc huyện Củ Chi, kết quả mô hình đạt năng suất bình quân từ 7- 8 tấn /ha/ năm thứ 1, thu nhập bình quân 400 triệu đồng /ha /năm thứ 2.
Đây là một nguồn thu nhập rất cao so với các đối tượng cây trồng khác, tuy nhiên nhìn những mô hình măng tây thành công cũng như mô hình chưa hiệu quả, trạm khuyến nông Củ Chi cũng khuyến cáo đến bà con trồng măng tây tại huyện là: Cần trồng giống măng tây có khả năng kháng sâu bệnh cao, sinh trưởng phát triển mạnh, chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi hộ có từ 2- 3 nhân công thì nên trồng từ 1000 – 2000m2, vì thế bà con nên chọn quy mô sản xuất cho phù hợp để cây măng tây đem lại hiệu quả lâu dài và tạo thành một vùng cung cấp loại rau cao cấp này một cách ổn định
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đạt giá trị 25 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu (NK) lớn nhất của nhuyễn thể 2 mảnh vỏ Việt Nam (chiếm tỷ trọng 69%) đạt giá trị 17,6 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Là nước XK sắn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan, nhưng đến nay ngành sắn Việt Nam vẫn phát triển khá bấp bênh khi có tới hơn 89% lượng sắn chủ yếu XK sang thị trường dễ dãi nhưng thiếu ổn định là Trung Quốc.

Mới đây, UBND tỉnh đã công bố hết hạn hán trong vụ Đông Xuân 2014-2015 trên địa bàn phía Tây và trung tâm của tỉnh.

Kết luận thanh tra về hoạt động SXKD giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (với gần 90% cơ sở vi phạm) ngay trước vụ sản xuất hè thu đã khiến không ít người lo lắng về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp vừa nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình nuôi trồng, nghiên cứu tác dụng dược lý và dạng bào chế thích hợp cho nấm Thái Dương”. Đề tài do Công ty CP XNK Y tế Domesco thực hiện. Với những kết quả nghiên cứu mà đề tài mang lại hứa hẹn mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển ngành nấm dược liệu tại Đồng Tháp.