Mường Ảng Nỗ Lực Xóa Đói Giảm Nghèo
Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).
Các điều kiện phục vụ sản xuất trên địa bàn còn nhiều khó khăn, bất cập; người dân sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế thấp, do vậy, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mức bình quân chung của tỉnh. Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo trên địa bàn, Huyện ủy Mường Ảng xác định phải căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương như: trình độ sản xuất của nhân dân; điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng trên địa bàn... để xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội.
Các cơ quan chuyên môn tập trung đưa ra những giải pháp cụ thể, xây dựng kế hoạch thực hiện tốt nội dung nghị quyết. Hàng loạt nghị quyết chuyên đề: Mở rộng diện tích trồng và nâng cao chất lượng hạt cây cà phê; mở rộng diện tích khai hoang; nâng cao chất lượng khoanh nuôi, bảo vệ rừng; các tiêu chí trong xây dựng và phát triển nông thôn mới... được triển khai thực hiện nghiêm túc đã và đang góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững tại địa phương. Việc đưa nghị quyết Đảng các cấp vào cuộc sống đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về vai trò của cấp ủy Đảng trong lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân phát triển kinh tế.
Ông Hà Văn Quân, Bí thư Huyện ủy Mường Ảng cho biết: Để các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn được triển khai hiệu quả, trước hết phải xác định ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và đưa ra các chỉ tiêu phát triển hợp lý; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, đồng thời làm tốt công tác vận động nhân dân tự lực trong phát triển kinh tế gia đình. Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo do UBND tỉnh tổ chức cuối tháng 3/2013, huyện Mường Ảng được đánh giá đạt nhiều thành tích trong xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững.
Từ năm 2011 đến nay, UBND huyện Mường Ảng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác vận động, hướng dẫn nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ứng dụng tiến bộ khoa học vào phát triển sản xuất như: chuyển giao tiến bộ khoa học trong chăn nuôi gà lai thả vườn; nuôi cá hệ VAC; lai ghép các giống cà phê để tăng năng suất, chất lượng hạt... Ông Đặng Văn Năm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Do làm tốt công tác ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất mà những năm qua, huyện luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế xã hội như: Chương trình 134/CP, 135/CP; 102/CP; Nghị quyết 30a; các chương trình trợ giá, trợ cước... được triển khai hiệu quả. Tập trung thực hiện các biệp pháp xóa đói giảm nghèo, trong 3 năm qua, huyện Mường Ảng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 68,43% năm 2011 xuống còn 42,22% cuối năm 2013; trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Tiêu biểu như anh Nguyễn Ngọc Tứ (bản Co Sáng, xã Ẳng Cang), được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp Tây Bắc, anh Tứ đầu tư trồng 5ha cà phê lai ghép (gốc cà phê Catimor với trồi cà phê Tây Nguyên 1). Mô hình lai ghép thành công, sản lượng thu hoạch tăng 3 - 5 tấn/ha so với giống cà phê truyền thống. Bình quân hàng năm gia đình anh Tứ thu nhập 100 - 120 triệu đồng từ vườn cà phê.
Mô hình phát triển kinh tế hộ của gia đình bà Phạm Thị Hiền (khối 2, thị trấn Mường Ảng) được tạo nên bởi nhiều nghề khác nhau: nuôi ếch thương phẩm; trồng cà phê; làm mộc; nuôi gà thả vườn. Lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất nào gia đình bà Hiền cũng chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Mỗi năm, thu nhập của gia đình bà Hiền đạt từ 200 - 300 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nông dân “tố” Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An (Đồng Nai) không thu hoạch kịp thời nên hàng ngàn hécta mía bị chết khô. Điều này dẫn đến năng suất, chữ đường của mía giảm, gây thiệt hại kép cho nông dân.
Cùng với việc chủ động khắc phục hậu quả sau đợt rét đậm, rét hại, với khí thế khẩn trương, nhiều địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã hoàn thành gieo cấy vụ xuân…
Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã có chủ trương chuyển đổi 1 ngàn hecta đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả và rau màu khác nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều nông dân đang đứng trước nguy cơ thua lỗ khi chuyển từ cây mía sang trồng sương sáo (còn gọi là thạch đen hoặc thủy cẩm Trung Quốc).
Cây sắn dây là loại cây quen thuộc lâu đời và là vị thuốc quý. Trong phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, người dân các vùng quê nông thôn Gia Bình (Bắc Ninh) quan tâm mở rộng diện tích trồng cây sắn dây theo kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao.
Được biết, HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước là đơn vị thứ 2 sau HTX Chôm chôm Tích Khánh (Trà Ôn) được trao giấy chứng nhận này. Đây là cơ hội để chôm chôm xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ trong thời gian tới.