Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, mấy ngày qua, do ảnh hưởng của mưa bão, mực nước lũ lên nhanh gây không ít khó khăn cho các hộ nuôi tôm trong việc ven đăng, bông lưới để bảo vệ nguồn tôm. Do chưa có sự chuẩn bị trước nên nhiều hộ đã huy động hàng chục nhân công để thực hiện công tác này.
Trước tình hình trên, ngành chức năng thị xã khuyến cáo người nuôi nên chủ động hơn trong việc chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cần thiết để đề phòng lũ lên nhanh và diễn biến phức tạp, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có sự ứng phó kịp thời, thường xuyên thăm dò, rà soát các nò lưới bảo vệ tôm, phòng ngừa sóng to, gió lớn làm hở chân lưới, tôm sẽ thất thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi.
Theo đánh giá của ngành chức năng, mặc dù diễn biến mực nước lũ năm nay có cao hơn so với năm rồi, gây khó khăn cho các hộ nuôi, tuy nhiên bù lại người nuôi tôm sẽ gặp thuận lợi hơn do có nguồn thức ăn dồi dào, tôm ít bệnh, phát triển tốt, đạt trọng lượng và phấn khởi hơn là hiện nay giá tôm lên rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân vừa kết thúc, vụ hè thu đã bắt đầu. Dù biết đây là cách giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn hán khi lúa trổ và mưa bão lúc thu hoạch, nhưng việc sản xuất gối đầu như thế khiến nông dân không khỏi âu lo…

Anh Nguyễn Em 56 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Nha Húi (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) thực hiện hiệu quả mô hình đào ao chứa nước chủ động chống hạn. Hệ thống ao chứa và mương dẫn nước được anh đầu tư xây dựng căn cơ đáp ứng nhu cầu sản xuất, chăn nuôi gia súc và sinh hoạt của gia đình trong những tháng mùa khô.

Từ một cây bưởi tổ, đến nay giống bưởi quý Quế Dương ở thôn Quế Dương, xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội) đã được nhân ra hàng chục ha. Nhiều hộ đã giàu lên từ việc bảo tồn và phát triển giống bưởi quý này.

Nói đến con trâu người ta thường nghĩ ngay đến việc sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đàn trâu ở Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình còn có một tên gọi khác đó là con xoá đói giảm nghèo bền vững. Nhờ nó mà tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên cựu chiến binh (CCB) giảm dần theo từng năm, từ 9 hộ (năm 2013) nay chỉ còn 3 hộ.

Chiều 18.5, Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang cho biết, giá cá tra đang giảm liên tục xuống mức khoảng 24.000 đồng/kg, có nơi chỉ còn 23.000 đồng/kg, giảm từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so thời điểm tháng 4.2014.