Mùa Vải Chín

Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 140.000 tấn quả tươi. Trong đó tỉnh sẽ tiêu thụ nội địa khoảng 60% còn lại xuất khẩu 40% với các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nước châu Âu.
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - Trần Văn Lộc, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2013, Bắc Giang cần thực hiện tốt 6 giải pháp chính. Trong đó, tập trung chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo quy trình an toàn sinh học và tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” và vải sớm Phúc Hòa; phối hợp với các cơ quan chức năng các tỉnh bạn trong việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh trong việc thực hiện tốt công tác hỗ trợ tiêu thụ vải thiều; quy hoạch vùng trồng vải tập trung theo hướng phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả để mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGAP vào hệ thống phân phối bán lẻ của các siêu thị như Metro, Coop.Mark, Hapro, Big C... và các chợ đầu mối hoa quả của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tạo dựng, duy trì bền vững các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống đối với sản phẩm vải thiều Bắc Giang. Sở Công Thương và các ngành chức năng của tỉnh Bắc Giang tăng cường phối hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, thương nhân, cá nhân trong và ngoài nước trong vận chuyển, tiêu thụ vải thiều Bắc Giang...
Related news

Ông Huỳnh Thanh Hải (thôn 4, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak) bắt tay vào xây dựng trang trại nuôi gà từ năm 2011, trên diện tích 1,25 ha đất trồng cà phê già cỗi. Từ 3 nhà lạnh với quy mô 3.500 con/nhà, đến nay ông đã phát triển thành một hệ thống trang trại khép kín với 7 nhà lạnh nuôi gà đẻ trứng; mỗi nhà lạnh có diện tích hơn 500 m2.

Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Châu Phú sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đồng thời, đưa ra giải pháp cho việc trồng nguồn nguyên liệu (cỏ, bắp non) và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.

Chị Đinh Thị Hằng, một trong những hộ tình nguyện tham gia thực hiện mô hình trình diễn giống rau củ cải Song Jeong - Hàn Quốc cho biết: Thực hiện đúng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn, chị đã nghiêm túc đúng quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khâu chăm sóc cải củ.

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.