Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Lúa Gạo
Thời gian thực hiện sẽ kéo dài từ ngày 1/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015.
Tin vui cho nông dân ĐBSCL trong những ngày giáp Tết, ngày 13/2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1180/VPCP-KTTH gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo vụ ĐX 2014-2015.
Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành khác hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Ngay khi có thông báo của Văn phòng Chính phủ, chiều 13/2, Bộ NN-PTNT cùng các Bộ, ngành liên quan đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến xây dựng kế hoạch cụ thể mua tạm trữ lúa gạo cho vụ ĐX 2014-2015 tại các tỉnh ĐBSCL.
Theo đó, Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành đã thống nhất sẽ thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo đối với tất cả các chủng loại thóc, gạo được SX trong vụ ĐX 2014-2015 tại ĐBSCL.
Thời gian thực hiện sẽ kéo dài từ ngày 1/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015.
Về phương thức tạm trữ, sẽ thông qua đầu mối là Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp với UBND các tỉnh vùng ĐBSCL phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ cho các DN trên cơ sở căn cứ vào sản lượng lúa hàng hóa của từng địa phương và ưu tiên tiêu thụ lúa hàng hóa từ các cánh đồng mẫu lớn. Các DN được chỉ định thu mua tạm trữ sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng trong thời gian tối đa 4 tháng (kể từ ngày thực hiện mua tạm trữ đến ngày 1/7/2015.
Quyết định mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ diễn ra trong bối cảnh vụ lúa ĐX 2014-2015 ở các tỉnh ĐBSCL hiện đang bước vào thu hoạch chính vụ ngay trong dịp Tết nguyên đán Ất Mùi, với sản lượng dự kiến khoảng trên 11 triệu tấn.
Trong khi đó, tình hình XK gạo trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong năm 2015, diễn biến tình hình XK gạo có thể sẽ có tín hiệu khả quan trở lại khi các DN đang dần lấy lại thị trường rất lớn tại Châu Phi. Công với việc Chính phủ cho phép mua tạm trữ trong nước, giá lúa gạo Việt Nam trong năm 2015 dự kiến sẽ có nhiều sáng sủa.
Có thể bạn quan tâm
Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.
Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…
Ngày 11.6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnh báo số vụ rau quả vi phạm chất lượng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng.
Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.
"Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ". Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12