Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Bò Sữa Trên Địa Bàn

Lãnh đạo UBND thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Phòng Kinh tế, Tài chính- Kế hoạch, Hội Nông dân, Trạm Thú y thị xã và UBND Phường 2 để nghe báo cáo thống kê kết quả điều tra tổng đàn bò hiện có trên địa bàn
Để phục vụ cho dự án phát triển và chăn nuôi bò sữa từ chương trình Heifer đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2014-2019, cho trên 8.000 hộ nuôi với tổng kinh phí thực hiện là trên 88 tỷ đồng, trong đó thị xã Vĩnh Châu sẽ được hỗ trợ khoảng 200 con bò. Tuy nhiên theo dự án yêu cầu, địa phương phải có 200 con bò đối ứng.
Qua kết quả điều tra, đàn bò ở thị xã Vĩnh Châu hiện có 1.326 con, trong đó Phường 2 - địa phương được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện chương trình dự án này có 301 con bò - với 165 con bò cái lai Sin;
Lãnh đạo UBND thị xã Vĩnh Châu đã nhấn mạnh mục tiêu chung của dự án nuôi bò sữa là nhằm nâng cao thu nhập nông hộ, huy động và phát triển nguồn lực trong cộng đồng, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu do đó yêu cầu các ngành chức năng phối hợp với phường 2 tập trung khảo sát kỹ thực tế số hộ nuôi bò hiện nay, điều tra năng lực và điều kiện thực hiện dự án, tỷ lệ bò cái lai Sin, dự kiến nơi bố trí làm chuồng, diện tích trồng cỏ phục vụ dự án, đến đầu tháng 8 phải có báo cáo chính thức về ủy ban nhân dân thị xã để có hướng chỉ đạo tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Xã Lương Thô là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thông Nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế.

Ngày 28-6, Trường đại học Nông Lâm TPHCM và đại học Arizona, Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo công bố nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS).

Dù không được tỉnh hay huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng 2 năm qua người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự bỏ tiền túi mở 4km đường giao thông kiên cố.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng các huyện, thị xã triển khai nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng phương pháp mới, theo hướng an toàn sinh học.

Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.