Mùa Măng Núi Cấm

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.
Thời gian qua, bà con Sơn dân Núi Cấm đã tận dụng đất rừng để cải thiện đời sống, phát triển kinh tế gia đình. Trồng xen cây ăn trái và các loại rau, củ chịu hạn cao dưới tán rừng là giải pháp hiệu quả nhất ở vùng Núi Cấm.
Hộ ông Nguyễn Văn Son ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo có diện tích 1,8ha đất rừng trên Núi Cấm. Rừng cây của ông trồng từ năm 1990 và trồng dậm năm 1992 với các loại Keo và Tràm.
Khi cây rừng đã bén đất và bắt đầu phát triển thì ông trồng xen giống tre Mạnh Tông, loại tre ăn măng nổi tiếng ở vùng Núi Cấm để lấy ngắn nuôi dài. Mười năm qua, gia đình ông sống chủ yếu là nhờ thu hoạch măng từ 1.000 bụi tre Mạnh Tông.
Cứ vào đầu tháng năm âm lịch hàng năm, khi có vài đám mưa lớn thì gia đình ông bắt đầu có thu hoạch măng. Đầu mùa, khoảng 4-5 ngày, gia đình thu hoạch được một đợt măng từ 400-500kg. Thời điểm có mưa nhiều, khoảng tháng 6 âl thì thu hoạch đến 1 tấn/ đợt và lúc rộ khoảng tháng 7 - 8 âl thu hoạch được khoảng 2 tấn mỗi đợt. Ước tính bình quân mỗi vụ thu hoạch măng từ tháng 5 đến tháng 10 âl, gia đình ông Son có thu nhập từ 150-200 triệu đồng.
Giá thị trường măng tươi tại vùng Núi Cấm cũng thường giảm dần theo mùa vụ thu hoạch. Đầu mùa mưa khoảng tháng 4-5 âl thường có giá khoảng 20.000đ/kg măng tươi do số lượng măng rất ít. Thời điểm hiện tại, măng có nhiều nhưng vẫn còn cầm giá khoảng 6000-7.000đ/ kg.
Lúc thu hoạch rộ vào cuối tháng 7 âl thì rớt xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 3000-4000đ/kg do cung vượt cầu. Thời điểm này, các chủ vựa thu mua măng tươi chuyển sang làm măng chua để dự trữ bán lại vào những tháng hết mùa măng.
Tại khu vực dưới chân núi xã An Hảo hiện có 2 vựa lớn và 4 vựa nhỏ thu mua măng tươi. Điển hình như vựa Đen – Thảo thu mua khoảng 10 tấn măng mỗi ngày. Thời điểm này, giá măng tươi do các vựa thu vào luôn biến động theo hướng giảm dần, cứ 1-2 ngày giá giảm khoảng 500đ/kg.
Các vựa thu mua măng tươi nguyên mục và sau đó cắt gọt phần gốc tận dụng làm dưa chua, còn phần non giao cho thương lái chuyển đi bán sĩ ở các nơi trong và ngoài tỉnh.
Nếu biết tận dụng và khai thác tốt diện tích đất rừng khu vực Núi Cấm thì người dân ở đây có thể trồng xen rất nhiều loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao.
Trồng tre lấy măng luôn là ưu thế của vùng này, bởi vì mùa măng thường kéo dài, giúp người dân có thu nhập cao mà không phải tốn kém nhiều chi phí đầu tư so với các loại cây trồng khác. Cây tre Mạnh Tông lại có sức sống mãnh liệt, phù hợp trồng dưới tán rừng và là cây chịu hạn cao.
Một ha đất rừng có thể trồng xen được 1.000 bụi tre lấy măng. Khi tre phát triển mạnh sau vài năm có thể cho năng suất rất cao, khoảng 80 -100 tấn/ha mỗi vụ trong năm. Tiềm năng phát triển diện tích trồng tre dưới tán rừng lấy măng ở khu vực Núi Cấm còn rất lớn, khả năng có thể cung ứng cho thị trường hàng triệu tấn măng tươi mỗi năm.
Nếu như có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, hoặc đầu tư nhà máy chế biến tại chỗ thì sản phẩm măng tre của Sơn Dân sẽ có điều kiện vươn xa hơn đến các kênh tiêu thụ, đến người tiêu dùng một sản phẩm đặc thù cho hiệu quả kinh tế cao ở vùng Núi Cấm.
Related news

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…