Người Mộc Châu Đồng Lòng Làm Giàu

Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều nông sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Trong đó, nhiều loại sản phẩm đã chiếm lĩnh cả thị trường nước ngoài như: Chè, sữa Mộc Châu, cải dầu, hoa ly, hoa lan…
Chuyển giao nhiều tiến bộ đến bà con
Ông Lê Phúc Hà - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mộc Châu cho biết: Mộc Châu có khá nhiều lợi thế nông-lâm nghiệp và sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành với địa bàn cửa ngõ Tây Bắc. Nông dân Mộc Châu khá năng động lại được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhờ thế mà kinh tế-xã hội của Mộc Châu luôn có sự tăng trưởng mạnh và bền vững.
Điều đáng nói trong sự tăng trưởng kinh tế-xã hội của Mộc Châu những năm gần đây là quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với bà con các dân tộc trên địa bàn.
Chị Lò Thị Quyên - cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần Hoa Nhiệt Đới ở bản Búa, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, cho biết: "Hầu hết công nhân trong khu nông nghiệp công nghệ cao này đều là người dân tộc Thái, Dao, Mông, Mường. Bây giờ thì nhiều người dân tộc ở đây đã nắm vững quy trình sản xuất, kinh doanh với rau, hoa quả tươi.”.
Đồng lòng cùng phát triển
"Phải khai thác được nội lực người dân, phát huy lợi thế của địa bàn, tranh thủ những nguồn lực của Trung ương, địa phương, các tổ chức kinh tế-xã hội… để tạo được động lực kích cầu người dân vươn lên xoá đói nghèo, làm giàu chính đáng…”.Bà Nhâm Thị Phương - Bí thư Huyện uỷ Mộc Châu
Tại xã Đông Sang, dân cư có 4 dân tộc chính là Thái, Kinh, Mông, Mường với thu nhập chủ yếu hiện nay là sản xuất rau, hoa quả tươi và ngô lai. Ông Hà Văn Luyến - Trưởng bản Cóc cho biết: “Những hộ người Kinh thường đi tiên phong trong việc xoá nghèo, làm giàu với những cách làm ăn mới.
Từ đó dân bản học và làm theo. Đến nay Đông Sang đã trở thành xã có lượng rau, hoa tươi hàng hoá chiếm tới hơn nửa tổng sản lượng rau, hoa tươi hàng năm của huyện”.
Với ông Hạng A Súa (dân tộc Mông) ở tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu thì người dân Mộc Châu có nhiều lợi thế để sản xuất hàng hoá . “Chính bởi thế mà chục năm trước đây, khi còn là một hộ nghèo, tôi đã mạnh dạn đi vay vốn từ quỹ tín dụng nhân dân của thị trấn để đầu tư vào sản xuất, làm kinh tế trang trại.
Bây giờ 4ha đất cằn của tôi đã cho thu nhập mỗi năm hơn 300 triệu đồng và được nhiều hộ khác cũng làm theo”. Kết quả, từ 2009 – 2014, tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giảm từ 25% xuống còn 14,42%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,5 triệu đồng lên 18 đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.