Mùa Lúa Miền Trung Buồn Vui Lẫn Lộn

Theo ước tính của người nông dân, bình quân, mỗi ha cho gần 57 tạ, có nơi đạt 63 tạ, cao hơn các năm trước 5-7 tạ/ha. Tuy nhiên, nông dân miền Trung đang lo lắng khi giá lúa thấp từng ngày.
Được mùa
Ngừng tay gặt lúa, bà Lương Thị Duyên, thôn 1, Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi) gạt những giọt mồ hôi đang chảy dài trên khuôn mặt đen nhẻm vì nắng và kéo chiếc nón cời để lộ khuôn mặt phấn khởi thấy rõ: “Vụ này bà con rất vui vì năng suất đạt khá dù đầu vụ thời tiết không thuận lợi. Không những lúa nhiều hạt mà hạt chắc hơn. Nếu các vụ năm trước chỉ 6 bao lúa/sào thì năm nay đạt 7 bao lúa/sào”.
Còn ông Huỳnh Nghiêng, xã Đức Tân cũng vui mừng khoe: “Có giống lúa Khang Dân đột biến cho 11-12 bao/sào. Vụ này nhà nào lúa cũng đầy bồ”.
Bà Trần Thị Ba, ngụ thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) chỉ vào đống lúa to nằm bên bờ, nói rằng, 19 bao, đó là kết quả có được từ 2 sào ruộng. Không ngờ vụ này lại cho năng suất cao đến thế. Mọi năm, cũng diện tích đó chỉ đạt 10-12 bao lúa.
Cạnh ruộng bà Ba, đám lúa 1,5 sào, giống Đồng Văn 108 của bà Trần Thị Độ cũng bông dài nặng hạt không kém. Khi thấy máy đập liên hợp cho ra 14 bao lúa, bà Độ dường như không tin vào mắt mình. Bởi
“Đám ruộng này mọi năm cho 5 tạ lúa là đạt lắm rồi; giờ được tới hơn 7 tạ!” - bà Độ bày tỏ niềm vui.
Theo Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, vụ đông-xuân 2013-2014 toàn tỉnh gieo sạ trên 38.800ha, năng suất đạt 56,9 tạ/ha, cao hơn dự kiến 3,3 tạ/ha. Lúa được mùa là do nông dân chấp hành đúng lịch thời vụ, sử dụng giống lúa chất lượng, kháng sâu bệnh, thời tiết và biện pháp canh tác tốt và nên cho năng suất cao. Bên cạnh đó, nguồn nước được đảm bảo, cung cấp đúng thời điểm lúa cần nên sản lượng đạt cao.
Trong khi đó tại Quảng Nam, vụ đông xuân 2013 - 2014 được đánh giá là vụ mùa trúng nhất từ trước tới nay. Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, tính chung, sản lượng lúa trong vụ ước đạt 244.600 tấn, hơn gần 6.500 tấn so với vụ năm trước.
Rớt giá
Cũng được mùa, sản lượng không thua kém các địa phương khác nhưng tại Thừa Thiên - Huế nông dân lại buồn vì giá lúa giảm đúng vào cao điểm thu hoạch.
Bà Trần Thị Hoa, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền buồn rầu nói: “Đã thu hoạch được hơn 2/3 trên tổng diện tích 8 sào lúa hè thu, chủ yếu là giống Khang Dân với năng suất bình quân từ 3-3,2 tạ/sào, tăng so với với mọi năm từ 20-30kg/sào.
2 sào lúa thu hoạch cách đây 10 ngày phơi hong bán giá 6.200 đồng/kg, trừ hết chi phí cho lãi 400.000 đồng/sào (chưa tính công chăm sóc). Nhưng nay giá lúa đột ngột xuống còn 5.000 đồng/kg, lỗ từ 10.000 - 20.000 đồng/sào đối với lúa được mùa, còn với những diện tích năng suất trung bình từ 2,8 - 3 tạ/sào thì lỗ nặng hơn”.
Không chỉ lúa Khang Dân, các giống lúa chất lượng cao như HT1, HN6, XT27 cũng bị mất giá từ 300 - 500 đồng/kg nhưng rất khó bán. Trong khi khoảng cách giữa 2 vụ lúa đang cận kề nên bà con ai cũng muốn bán nhanh lúa đã thu hoạch để có tiền trả nợ nần trong vụ đông xuân và chuẩn bị cho vụ hè thu.
Theo ông Phan Cảnh Dũng, HTX Đông Phú, xã Quảng An, với mức giá hiện tại (5.000 - 6.000 đồng/kg) tương đương năm ngoái, nông dân chịu thiệt do mọi chi phí sản xuất đều tăng từ 1,2 - 1,5 lần. Chưa kể, sức mua chậm khiến nông dân khó khăn trong việc bảo quản lúa do không có kho cất trữ cũng là yếu tố để thương lái lợi dụng ép giá”.
Trong khi theo ban chủ nhiệm HTX Đông Vinh (xã Quảng Vinh), việc HTX thu mua lúa cho bà con với mức giá cao hơn tư thương rất khó thực hiện do không đủ vốn và không có nhân lực để bảo quản cũng như tìm kho cất trữ lúa.
Theo một cán bộ Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có Công ty TNHH Nông sản hữu cơ Quế Lâm đứng ra thu mua và tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Tuy nhiên, công ty này chỉ thu mua những giống lúa có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng. Còn đối với các giống lúa truyền thống nông dân đang gieo trồng như hiện nay thì rất khó đáp ứng các tiêu chí của công ty.
Có thể bạn quan tâm

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.