Mưa lớn kéo dài, dâu tây Đà Lạt tăng giá chóng mặt

Theo ghi nhận của phóng viên, giá dâu tây hiện được bán tại chợ Đà Lạt và các vựa dâu trên địa bàn thành phố dao động từ 100.000-140.000 đồng/kg tùy loại, đối với dâu tây trồng theo phương pháp thường. So với thời điểm vài tháng trước, giá dâu tây chỉ khoảng 35.000- 60.000 đồng/kg, như vậy giá đã cao hơn từ 2-3 lần .
Ngoài ra, đối với dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch giá cũng đang tăng đáng kể. Hiện tại, mỗi kg dâu tây sạch được các chủ vườn hoặc chủ trang trại bán với giá từ 220.000-300.000 đồng, có khi lên đến 320.000 đồng/kg tuỳ theo dâu loại một hoặc loại hai.
Mặc dù dâu tây trồng trong nhà kính được bán với giá rất cao nhưng loại trái này vẫn được nhiều người du khách ưa chuộng bởi mức độ an toàn cao, sạch, ngọt và thơm hơn loại dâu trồng ngoài trời theo phương pháp truyền thống.
Một số nhà vườn chuyên trồng dâu tây ở TP Đà Lạt cho biết, thời gian qua tại địa phương mưa kéo dài khiến trái dâu ở các vườn trồng ngoài trời bị hư hại nhiều, dẫn đến sản lượng dâu bị sụt giảm đáng kể.
Ngoài ra, các vườn dâu trong nhà kính cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều, trời ít nắng, ánh sáng không đủ và nhiệt độ thấp khiến cây dâu ít ra hoa, lượng trái cũng không nhiều. Mặt hàng này hiện đang khan hiếm, dù có giá rất cao nhưng vẫn không có hàng để bán.
Cũng theo chủ vựa dâu tây Thu Út, Phường 8, TP Đà Lạt cho biết: “Đợt này dâu tây đang cháy hàng, hàng về không nhiều nên bán đến trưa là hết. Khách mà muốn mua nhiều phải đặt trước vài ngày mới có, dâu loại nhỡ bây giờ cũng khoảng 100.000- 120.000 đồng/kg nhưng cũng không có nhiều hàng để bán”.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, hiện nay diện tích dâu tây Đà Lạt được mở rộng lên 115 ha, nhiều hơn hẳn so với những năm trước. Có thời điểm diện tích dâu tây Đà Lạt bị thu hẹp còn khoảng 70 ha do bị sâu bệnh tấn công.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.

Trên những miền quê của huyện Tri Tôn (An Giang), nhiều mô hình làm ăn đã và đang phát huy hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi ba ba giống. Anh Huỳnh Văn Sen (ngụ ấp Rò Leng, xã Châu Lăng) là một trong số ít người thực hiện thành công mô hình nuôi ba ba giống tại vùng này.

Nhiều ngày qua, ngư dân ven biển xã An Hòa (huyện Tuy An, Phú Yên) hành nghề đánh bắt lưới mành trủ được mùa cá dò.

Vùng biển Việt Nam có 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển.

Các nghề lưới kéo đơn công suất trên 90CV lãi từ 100 đến 120 triệu đồng chuyến đi biển, nghề lưới kéo đôi công suất 90-400 CV cũng lãi từ 50 triệu đồng chuyến biển 20-30 ngày.