Vườn vải thiều bạc tỉ có một không hai ở Bắc Giang
Khu vườn vải thiều diện tích 3ha có một không hai ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Chủ nhân của vườn vải này là anh Trần Văn Hành, một người dân tộc Sán Dìu, lại bắt cây vải thiều ra hoa, đậu quả ngay trên thân cây.
Người dân nơi đây vẫn quen gọi anh là "phù thủy" đất vải thiều, bởi sản lượng, mẫu mã của loại vải thiều này được đánh giá cao hơn so với các quả vải thiều truyền thống. Ở thời điểm này vải trong vườn nhà anh Hành đang được bán với giá trên 20 nghìn/ 1kg, gấp đôi so với vải thiều thông thường.
Câu chuyện về ép vải ra quả từ thân được bắt đầu vào năm 2012 trong một lần tình cờ thấy cây vải giao tán vào nhau tạo nhiều khoảng râm, anh đã bấm bớt cành nhỏ đầu tán để vườn có nhiều ánh sáng. Không ngờ sau đó, rất nhiều nhánh lộc mọc ra từ thân cây, hoa chi chít. Năm đầu tiên anh quan sát và đã thấy quả ra từ thân chất lượng ngon hơn, hình thức đẹp hơn quả ở cành.
Lộc ra từ thân ngay sau vụ thu hoạch được cắt bỏ, đợi lộc ra đợt kế tiếp cách đó chừng hai tháng thì anh để lại cho ra hoa. Do cắt tỉa cành, hạn chế tán cây phát triển giúp ánh sáng tỏa xuống thân, rồi đồng loạt bón thúc nên chất dinh dưỡng dồn tụ lại, làm bật mầm thân cây, có những chùm nặng 2 kg đến 3kg rất bắt mắt.
Theo anh Hành, quả từ những lộc thân cây thường to mọng, mã quả đỏ và sáng bắt mắt, thường là hàng hoa, được khách hàng đổ xô đến mua và hoàn toàn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc cho vải ra quả từ thân đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, thu hái nhanh, bớt đi một nửa nhân công trong những ngày cao điểm, giá cao và ổn định. Với 3ha vải mỗi năm gia đình anh Hành thu về gần một tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.
Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha
Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.
Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...
Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.