Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một tay vẫn gây dựng cơ đồ

Một tay vẫn gây dựng cơ đồ
Ngày đăng: 05/06/2015

Anh Ngô bồi hồi nhớ lại ngày bi kịch xảy ra. Đó là một buổi sáng năm 1985, cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Ngô đang cuốc đất trồng khoai sau vườn nhà thì một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên. Ngô xỉu tại chỗ và được đưa đi bệnh viện. Tỉnh dậy, Ngô sốc nặng vì thấy mình bị cắt cụt cánh tay phải, tai phải cũng bị điếc hoàn toàn. Phần vai và gáy của Ngô cũng bị chấn thương nặng, không thể làm việc nặng.

Không làm được việc nặng, anh Ngô xin gia đình mua cho mình vài con bò cùng đàn vịt để chăn nuôi vừa để lấy kinh nghiệm, vừa có đồng vào đồng ra, đỡ đần cha mẹ.

Cuộc đời của anh Ngô chỉ bước trang sang mới khi bén duyên với chị Nguyễn Thị Hồng và có 2 đứa con. Nhưng, khó khăn ập đến với gia đình anh khi chăn nuôi nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả cao, 4 miệng ăn không thể trông chờ vào vài con vịt thả đồng.

Cái khó ló cái khôn, anh Ngô quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của mình lên trên 1.000 con vịt thả đồng, đào thêm ao cá rộng 500m2 nuôi các loại cá mè, rô phi để tận dụng thức ăn của vịt và giúp dọn sạch ao hồ. “Tui nuôi vịt, bà con ủng hộ lắm. Bởi vì vịt thả ra đồng sẽ tiêu diệt các loại sâu bọ, ốc bươu vàng, châu chấu. Tui vừa giúp bà con diệt trừ sâu bọ vừa có thu nhập mỗi năm trên dưới 50 triệu đồng” – anh Ngô cười nói.

Năm 2013, anh Ngô được Hội Nông dân phường Đông Lương tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để mua bồ câu Pháp về nuôi. Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm và tự nhân giống, nay anh Ngô có đàn bồ câu trên 400 con cung cấp ra thị trường.

“Bồ câu Pháp dễ nuôi, thức ăn đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, mỗi năm bồ câu đẻ 8 - 9 lứa, mỗi lứa 2 trứng, tỷ lệ ấp nở thành công trên 70% nên thực sự rất hiệu quả, đặc biệt là với những người khuyết tật, mất sức lao động như tôi” - anh Ngô chia sẻ.

Hiện nay mô hình chăn nuôi vịt, bồ câu Pháp và nuôi cá mang lại thu nhập gần 120 triệu đồng/năm (sau khi trừ chi phí) cho gia đình anh, giúp anh đủ nuôi hai con ăn học.

Đánh giá về nỗ lực của anh Ngô, ông Lê Quang Cường – Chủ tịch Hội Nông dân phường Đông Lương nói: “Tuy là người khuyết tật nhưng anh Ngô luôn là hội viên nông dân gương mẫu, đi đầu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi và trở thành tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo”.


Có thể bạn quan tâm

Lạng Sơn Xuất Hiện Bệnh Lạng Sơn Xuất Hiện Bệnh "Lùn Cây Ngô"

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

07/07/2014
Việt Nam Chi Hàng Tỷ USD Để... Nhập Khẩu Ngô Việt Nam Chi Hàng Tỷ USD Để... Nhập Khẩu Ngô

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

07/07/2014
Tìm “Đất” Cho Cây Ngô Tìm “Đất” Cho Cây Ngô

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

08/07/2014
Vị Xuyên Tạo Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Vị Xuyên Tạo Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...

08/07/2014
Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

08/07/2014