Trồng bắp non làm thức ăn cho bò sữa mang lại thu nhập cao
Tham quan mô hình trồng bắp non làm thức ăn cho gia súc ở xã Cát Tài.
Theo tính toán của bà con nông dân, trồng bắp lai làm thức ăn cho bò, cây bắp phát triển ở thời điểm 75 - 80 ngày tuổi có thể thu hoạch, giá bán được doanh nghiệp bao tiêu tại ruộng ở mức 970 đồng/kg.
Năng suất bắp lai trên địa bàn xã Cát Tài hàng năm ước đạt từ 45 - 50 tấn/ha/vụ (cả thân, lá, trái non).
Với giá thu mua như hiện nay, mỗi héc ta bắp non cho thu nhập trên dưới 50 triệu đồng/vụ, trừ chi phí còn lãi 20 triệu đồng.
Đặc biệt, đối với mô hình trồng bắp non làm thức ăn cho bò sữa, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.
Từ đầu năm đến nay, nông dân xã Cát Tài đã bán cho Công ty Cổ phần Bò sữa Nhơn Tân hơn 1.000 tấn bắp non làm thức ăn cho bò sữa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.
Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.
Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).
Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...
Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.