Một số mô hình kinh tế hiệu quả ở thị xã Phú Thọ
Gia đình anh Hoàng Văn Diện (hội viên nông dân khu 4 - xã Văn Lung) là một điển hình. Anh là người đầu tiên trên địa bàn thị xã Phú Thọ tiên phong nuôi loài chim đà điểu. Xây dựng gia đình được hơn 10 năm, vợ chồng anh Diện tập trung phát triển kinh tế từ chăn nuôi và đã có thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng. Không dừng lại ở đó, với bản tính dám nghĩ, dám làm, đầu năm 2013, anh nuôi thử nghiệm giống chim đà điểu. Thời gian đầu anh nuôi thử 4 con từ trại giống Ba Vì (Hà Nội) với giá giống trên 1.500.000 đồng/con.
Anh Diện cho biết: Đà điểu kháng bệnh cao, lớn nhanh; thức ăn cho đà điểu dễ kiếm. Sau một năm nuôi trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 80 đến trên 100kg; giá thịt đà điểu khá cao, trên 100 nghìn đồng/kg, được thị trường ưa chuộng. Sau một năm nuôi thấy hiệu quả, đến nay, gia đình anh đã nuôi trên 30 con đà điểu; mỗi con cho thu nhập trên 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn giúp đỡ 3 gia đình của địa phương phát triển kinh tế từ nuôi đà điểu.
Cũng làm giàu từ chăn nuôi, nhưng gia đình chị Hà Thị Bích Loan (khu 8, phường Trường Thịnh) lại mạnh dạn đầu tư nuôi thỏ và chim bồ câu. Thời gian đầu gia đình chị gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn. Nhưng với bản tính cần cù, chịu khó vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm từ sách báo và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức, nên việc chăn nuôi dần dần trở nên thuận lợi. Lúc cao điểm gia đình chị Loan có tới 500 con thỏ, trên 300 con chim bồ câu, mang lại lợi nhuận mỗi năm trên 30 triệu đồng. Cùng với chăn nuôi chị còn sản xuất nông nghiệp mang lại tổng nguồn thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng. Với thành công trong phát triển kinh tế, chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, gia đình chị được bầu chọn là điển hình tiên tiến của phường Trường Thịnh giai đoạn 2010-2015.
Mới đây, mô hình trồng dưa chuột nhật tại xã Hà Thạch, theo hình thức liên kết 4 nhà đã thu hút 87 hộ tham gia với tổng diện tích 3,5ha. Qua một vụ trồng thử nghiệm mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. 100% sản phẩm được bao tiêu; một sào dưa cho thu nhập gần 7 triệu đồng, trừ chi phí vẫn đạt trên dưới 5 triệu đồng/sào, đây là mức thu cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Thực tế cho thấy, điểm chung của các mô hình kinh tế trên là đã khai thác tốt tiềm năng thế mạnh sẵn có của địa phương; người dân chịu khó học hỏi kinh nghiệm, dám nghĩ, dám làm, nhận được sự khuyến khích từ chính quyền địa phương, từ nguồn vốn, giống, đặc biệt là sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật; sản phẩm được bao tiêu 100%.
Hiện nay, các mô hình này đang tiếp tục được khuyến khích nhân ra diện rộng và được xem là một trong những hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.
Có thể bạn quan tâm
Mấy tuần nay, giá khoai lang tím tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tăng gấp 3-4 lần. Tuy nhiên, nông dân không còn hàng để bán.
Có thể nói, việc các cơ quan chức năng quyết liệt chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là phân bón đang làm khổ nhà nông, là một thái độ đáng hoan nghênh.
Vừa mới thành lập, Câu lạc bộ nông dân (CLB ND) sáng tạo kỹ thuật Nông Phú, huyện Châu Phú, An Giang đã nhanh chóng quy tụ được nhiều hội viên ND tham gia với những phát kiến độc đáo, hỗ trợ hữu ích cho ngành nông nghiệp, nông thôn.
Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu năm nay nắng nóng khô hạn phức tạp nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại lúa giai đoạn mạ, nhất là bọ trĩ sẽ gây hại nặng trên các trà lúa.
Ngày 17.11, lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, cục đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo thông tư ban hành danh mục kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.