Hải Lăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 555 Ha
Hải Lăng (Quảng Trị) là huyện có nhiều sông, hồ, đất trũng thấp và vùng cát rộng lớn, có tiềm năng để phát triển nuôi thủy sản các loại. Những năm qua, người dân huyện Hải Lăng đã tích cực chuyển đổi diện tích đất hoang hóa, đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang các mô hình nuôi chuyên cá, cá-lợn, cá-lúa, nuôi tôm và một số loại thủy sản mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).
Bên cạnh nuôi cá theo hình thức truyền thống bán tự nhiên trên sông, gần đây người dân đã mạnh dạn nuôi cá chình trong bể (mô hình này thí điểm ở thôn Tân Hiệp, xã Hải Chánh có triển vọng tốt, bước đầu cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 70%). Mô hình thử nghiệm nuôi cá vược nước lợ tại xã Hải Khê đến nay đã được gần 5 tháng, cá sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 0,45-0,5 kg/con. Nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản, hàng năm huyện Hải Lăng cũng đã thả gần 1 vạn con cá giống (mè, trôi, trắm, chép) tại hồ Nước Chè, thị trấn Hải Lăng.
Những năm gần đây, sản lượng cá nuôi của huyện đạt bình quân khoảng 700 tấn, trong đó cá chình chiếm khoảng 4,2 tấn. Song song với việc phát triển thủy sản nước ngọt thì diện tích nuôi tôm trên cát của huyện vẫn được duy trì khoảng 120 ha, trong đó Công ty CP 54 ha, sản lượng thu hoạch ước 2.300 tấn, tăng 500 tấn so năm 2012; sản lượng tôm nuôi của 2 xã Hải An, Hải Khê đạt 1.050 tấn, tăng 504 tấn so với năm trước. Năm 2013 là năm người nuôi tôm ở huyện Hải Lăng có lãi cao vì được mùa, được giá.
Có thể bạn quan tâm
Theo các chuyên gia, nếu nuôi thành công, trọng lượng hàu Thái Bình Dương đạt 12 con/kg, thì với 1.000 m2 người nuôi thu lãi 140 triệu đồng.
Nhiều người không khỏi giật mình khi trông thấy củ (quả) atiso lạ này bởi hình thù kỳ dị như những con sâu bướm khác hoàn toàn với hình ảnh những bông hoa atiso đỏ rực thường thấy ở Việt Nam.
Một trong những kinh nghiệm nuôi trĩ bảy màu là con trống phải lớn hơn con mái 1 năm tuổi thì khi giao phối tỷ lệ đậu phôi sẽ cao hơn.
Chưa đầy 1 năm triển khai dự án chăn nuôi bò chất lượng cao, Công ty Mitraco Hà Tĩnh đã nhập hơn 1.000 con bò nái ngoại từ Úc về nhân giống và chuyển giao, liên kết với bà con nông dân chăn nuôi.
Gia đình chị Đinh Thị Thắng, thôn Trung Sơn, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã trở nên khấm khá từ khi mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà ri lai.