Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Biện pháp chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là một phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết…
1. Chọn con giống: Giống gia cầm đưa vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được mua từ các cơ sở sản xuất con giống an toàn dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Gia cầm mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần ở chuồng riêng để theo dõi, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới cho nhập đàn. Trước khinhập đàn cần tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tả…
2. Kiểm soát chuồng trại: Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng riêng biệt, xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư ít nhất 200m, cách xa nguồn nước sử dụng của cộng đồng và được đặt ở cuối hướng gió.
Chuồng trại và khu vực chăn nuôi cần quy hoạch xây dựng phù hợp với chăn nuôi gia cầm; xây dựng nơi cao ráo, thoát nước tốt, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, diện tích và mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng phát triển của đàn gia cầm. Chuồng trại có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật truyền bệnh (chuột, chim…) từ ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.
3. Thức ăn và nước uống cho gia cầm: Thức ăn cho gia cầm phải được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín hoặc nếu tự phối trộn thì thức ăn phải đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng, cân đối phù hợp cho từng loài gia cầm, từng giai đoạn nuôi và hướng sản xuất.
Thức ăn phải còn hạn sử dụng và được bảo quản đúng quy định không bị ẩm mốc, không chứa độc chất gây hại. Nước uống phải sạch và được cung cấp đầy đủ. Nguồn nước uống nên sử dụng là nước máy hoặc nước giếng khoan đã qua xử lý loại thải vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng và các chất hữu cơ gây hại.
4. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh: Đàn gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm theo quy định bắt buộc của ngành thú y. Đối với gà tiêm phòng các bệnh: đậu, gumboro, dịch tả, cúm gia cầm. Vịt, ngan tiêm vắc xin dịch tả vịt, cúm gia cầm…
Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe đàn gia cầm hàng ngày để sớm phát hiện gia cầm bệnh cách ly và điều trị kịp thời tránh lây lan dịch bệnh; sử dụng các hóa dược dự phòng các bệnh ký sinh trùng cho đàn gia cầm như bệnh cầu trùng gà, bệnh sán lá đường tiêu hóa ngan, vịt…; định kỳ vệ sinh quét dọn chuồng trại, định kỳ phun thuốc sát trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi hàng tuần.
5. Xử lý chất thải: Các chất thải trong chăn nuôi gia cầm như thức ăn dư, phân chất độn chuồng, nước thải được tập trung để xử lý diệt mầm bệnh bằng hóa chất, hố ủ sinh học, biogastrước khi loại thải ra môi trường ngoài để đảm bảo an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh.
6. Cách ly, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi: Nuôi riêng biệt từng loại gia cầm theo từng giai đoạn sản xuất, không nuôi nhiều loại trong cùng một ô chuồng, không nuôi các loại động vật khác trong trại nuôi gia cầm và hạn chế khách tham quan ra vào chuồng trại. Mỗi chuồng nuôi phải có dụng cụ riêng, không mang dụng cụ từ chuồng này sang chuồng khác. Trong chăn nuôi thương phẩm nên thực hiện “cùng nhập cùng xuất”. Sau mỗi lứa xuất gia cầm phải vệ sinh chuồng nuôi, sát trùng chuồng trại và để trống chuồng nuôi 2 đến 3 tuần trước khi lên kế hoạch nhập đàn gia cầm mới.
Có thể bạn quan tâm

Người chăn nuôi chưa kịp khôi phục lại đàn lợn do tin đồn về dịch tai xanh, bây giờ lại lao đao với thông tin về chất tạo nạc.

Thôn Định Thắng, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có 13 hộ dân. Trong đó đều thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, đông con quanh năm sống trong nhà tranh vách đất

Tận dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng nấm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại thu nhập cao cho nông dân

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cây dưa hấu không ít lần khiến nhiều hộ dân ở Bình Định đổ nước mắt, thậm chí lâm cảnh tán gia bại sản vì thua lỗ. Sự phát triển ào ạt của dưa hấu không tuân thủ quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.