Bắt quả tang một cơ sở dùng hóa chất ép chín sầu riêng

PC49 Công an tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiêu hủy sầu riêng nhúng hóa chất của cơ sở Rồng Hoa Thái - một trong ba cơ sở bị xử phạt
Hiện cơ sở này đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, toàn bộ tang vật bị tịch thu để tiêu hủy.
Trước đó, khoảng 19g ngày 17-9, PC49 bất ngờ kiểm tra cơ sở mua bán trái cây Lan Tươi (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk - do bà Nguyễn Thị Lan, 38 tuổi, làm chủ) và phát hiện cơ sở này đang sử dụng hóa chất ép chín sầu riêng.
Tại hiện trường, PC49 yêu cầu hai nam công nhân dừng ngay hành vi nhúng trái sầu riêng vào thùng hóa chất màu vàng và tiến hành lập biên bản. Bước đầu bà Lan thừa nhận sử dụng bột nghệ và phân bón lá - hóa chất để ép chín trái cây.
Đây là cơ sở thứ tư sử dụng hóa chất ép chín trái cây bị phát hiện trong tháng 9-2015.
PC49 đã lập biên bản hành vi vi phạm hành chính với chủ cơ sở và thu giữ 309kg trái sầu riêng đã bị nhúng hóa chất và hai chai hóa chất ép chín trái cây loại 500ml.
Một cán bộ tham gia bắt quả tang cơ sở ép chín sầu riêng cho biết việc phát hiện và xử lý những cơ sở có hành vi nhúng hóa chất trái sầu riêng này rất khó khăn.
Phần lớn các cơ sở này toàn thực hiện hành vi vào đêm khuya, ở những vị trí mà các cơ quan chức năng khó tiếp cận. Vì vậy, để có thông tin xử lý các cơ sở vi phạm, cán bộ PC49 thường phải cải trang, mật phục nhiều ngày để bắt quả tang.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, PC49 Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ba cơ sở có hành vi ép chín trái cây bằng hóa chất.
Theo đó, ba cơ sở Huỳnh Mai, Sang Hương (đều ở xã Ea Kênh) và Rồng Hoa Thái (xã Ea Yông) cùng bị phạt 30 triệu đồng về hành vi sử dụng trái phép hóa chất ngoài danh mục để ép chín trái cây.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.