Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học
Publish date: Friday. April 10th, 2015

Biện pháp chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là một phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết…

1. Chọn con giống: Giống gia cầm đưa vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được mua từ các cơ sở sản xuất con giống an toàn dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Gia cầm mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần ở chuồng riêng để theo dõi, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới cho nhập đàn. Trước khinhập đàn cần tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tả…

2. Kiểm soát chuồng trại: Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng riêng biệt, xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư ít nhất 200m, cách xa nguồn nước sử dụng của cộng đồng và được đặt ở cuối hướng gió.

Chuồng trại và khu vực chăn nuôi cần quy hoạch xây dựng phù hợp với chăn nuôi gia cầm; xây dựng nơi cao ráo, thoát nước tốt, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, diện tích và mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng phát triển của đàn gia cầm. Chuồng trại có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật truyền bệnh (chuột, chim…) từ ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

3. Thức ăn và nước uống cho gia cầm: Thức ăn cho gia cầm phải được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín hoặc nếu tự phối trộn thì thức ăn phải đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng, cân đối phù hợp cho từng loài gia cầm, từng giai đoạn nuôi và hướng sản xuất.

Thức ăn phải còn hạn sử dụng và được bảo quản đúng quy định không bị ẩm mốc, không chứa độc chất gây hại. Nước uống phải sạch và được cung cấp đầy đủ. Nguồn nước uống nên sử dụng là nước máy hoặc nước giếng khoan đã qua xử lý loại thải vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng và các chất hữu cơ gây hại.

4. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh: Đàn gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm theo quy định bắt buộc của ngành thú y. Đối với gà tiêm phòng các bệnh: đậu, gumboro, dịch tả, cúm gia cầm. Vịt, ngan tiêm vắc xin dịch tả vịt, cúm gia cầm…

Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe đàn gia cầm hàng ngày để sớm phát hiện gia cầm bệnh cách ly và điều trị kịp thời tránh lây lan dịch bệnh; sử dụng các hóa dược dự phòng các bệnh ký sinh trùng cho đàn gia cầm như bệnh cầu trùng gà, bệnh sán lá đường tiêu hóa ngan, vịt…; định kỳ vệ sinh quét dọn chuồng trại, định kỳ phun thuốc sát trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi hàng tuần.

5. Xử lý chất thải: Các chất thải trong chăn nuôi gia cầm như thức ăn dư, phân chất độn chuồng, nước thải được tập trung để xử lý diệt mầm bệnh bằng hóa chất, hố ủ sinh học, biogastrước khi loại thải ra môi trường ngoài để đảm bảo an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh.

6. Cách ly, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi: Nuôi riêng biệt từng loại gia cầm theo từng giai đoạn sản xuất, không nuôi nhiều loại trong cùng một ô chuồng, không nuôi các loại động vật khác trong trại nuôi gia cầm và hạn chế khách tham quan ra vào chuồng trại. Mỗi chuồng nuôi phải có dụng cụ riêng, không mang dụng cụ từ chuồng này sang chuồng khác. Trong chăn nuôi thương phẩm nên thực hiện “cùng nhập cùng xuất”. Sau mỗi lứa xuất gia cầm phải vệ sinh chuồng nuôi, sát trùng chuồng trại và để trống chuồng nuôi 2 đến 3 tuần trước khi lên kế hoạch nhập đàn gia cầm mới.


Related news

Phát Hiện Gần 20 M3 Gỗ Trái Phép Phát Hiện Gần 20 M3 Gỗ Trái Phép

Ngày 24/11 Công an tỉnh Kon Tum cho biết, qua tiến hành truy quét tại khu vực Nam Sa Thầy, đội công tác tăng cường cơ sở đã phát hiện 2 vụ khai thác, cất giấu lâm sản trái phép trong rừng với tổng khối lượng là 19,732m3 gỗ quy tròn các loại.

Tuesday. November 25th, 2014
Tin Vui Cho Người Trồng Thanh Long Cả Nước Tin Vui Cho Người Trồng Thanh Long Cả Nước

BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Tuesday. November 25th, 2014
Trồng Cam Sành Trên Đất Đồi Trồng Cam Sành Trên Đất Đồi

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.

Tuesday. November 25th, 2014
Người Nông Dân Trồng Tiêu Việt Nam Đang Thắng Lớn Người Nông Dân Trồng Tiêu Việt Nam Đang Thắng Lớn

Theo thống kê từ Cộng đồng Tiêu Quốc tế (một nhóm các nhà sản xuất ở Jakarta), hiện hạt tiêu đen đang được giao dịch trên thị trường với mức giá khoảng 9 USD/kg; tăng mạnh so với mức 2 USD/kg trong khoảng 1 thập kỷ trước. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng vào khoảng 13 USD/kg, tăng gấp 3 lần so với 1 thập kỷ trước.

Tuesday. November 25th, 2014
Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân “Kênh” Vốn Hiệu Quả Ở Đắk R’lấp Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân “Kênh” Vốn Hiệu Quả Ở Đắk R’lấp

Năm 2013, được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng từ Dự án đầu tư cải tạo chăm sóc cà phê, hồ tiêu do Hội Nông dân huyện hỗ trợ, ông K’Đum, ở bon Bu N’đor, xã Đắk Wer đã mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cà phê. Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều, nhưng đã giúp gia đình vượt qua thời điểm khó khăn lúc đó, cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư tốt cho cây trồng.

Tuesday. November 25th, 2014