Phá 1.300 gốc nho, thủ phạm để lại lời thông báo

Toàn bộ rẫy nho đều héo rũ
Vườn nho 1.300 gốc này của anh Trương Tấn Tâm ở KP 10, thị trấn Phước Dân.
Anh Trương Tấn Tâm cho biết có 118 gốc nho bị dùng dao chặt ngang gốc, số còn lại chết do có người lén bỏ thuốc diệt cỏ vào bồn pha thuốc xịt nấm, sau khi gia đình tiến hành xịt nấm cho trái thì toàn bộ rẫy nho đều héo rũ, không thể cứu chữa.
Hơn 1.300 gốc nho của anh Tâm đều đang trong giai đoạn cho trái và đơm bông, ước tính có hơn 10 tấn nho sẽ được thu hoạch khi đến vụ.
Để có được rẫy nho hơn 1.300 gốc này, trong gần bốn năm qua gia đình anh Tâm đã đầu tư trên 1 tỉ đồng, trong đó phần lớn là vay ngân hàng và người thân.
Liên quan đến động cơ phá hại, chị Phan Thị Phúc, vợ anh Tâm, cho biết khi phá xong vườn nho, kẻ xấu đã để lại tấm bảng ghi dòng chữ “mua bán lừa đảo” trước nhà chị.
Chị Phú nói từ trước đến nay không mua bán cũng không lừa đảo ai nên không thể biết tại sao kẻ xấu lại phá vườn nho nhà mình.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Lê Mai - phó trưởng Công an huyện Ninh Phước - đánh giá đây là vụ việc rất nghiêm trọng và công an huyện sẽ chỉ đạo khẩn trương làm rõ
Những hình ảnh tan nát, héo rũ của rẫy nho 1.300 gốc sau khi bị phá hại
Có thể bạn quan tâm

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.

Với nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã đầu tư thực hiện mô hình nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, với quy mô 2.500 con vịt siêu thịt, có 5 hộ dân tham gia, tập trung ở các xã: Mỹ Long, Mỹ Hội, Tân Hội Trung và Tân Nghĩa.

Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng ĐBSCL với những nông dân thuần thục trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.

Theo ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đến thời điểm này có khoảng 160 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại chủ yếu là các bệnh phổ biến như: đỏ thân, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.