Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).
Sở đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó thực hiện chủ trương tái kiểm 100% lượng giống tôm biển nhập tỉnh bằng phương pháp PCR đối với bệnh Taura, đốm trắng; kiểm tra nghiêm ngặt việc chấp hành các qui định về quản lý giống đối với các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh, giống nhập tỉnh; tăng cường kiểm ra, xử lý các cơ sở, công ty sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất ngoài danh mục; xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ban quản lý vùng nuôi tại các vùng nuôi tập trung; tập huấn kỹ thuật cho người nuôi ngoài vùng qui hoạch trong thời gian chờ rà soát, điều chỉnh qui hoạch nuôi tôm chân trắng phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương.
Related news

Tại các vùng trồng nhiều như Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương)... các tiểu thương mua nhãn quả với giá 15-20 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp đôi so với năm ngoái.

Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.

Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.