Một Số Diện Tích Có Thể Nhiễm Rầy Nặng
Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.
Sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá gây hại ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ; ốc bươu vàng, muỗi hành, sâu đục thân, chuột, nhện gié, bệnh vàng lùn, vàng lá... cũng xuất hiện và gây hại rải rác.
Đặc biệt, bà con nông dân cần lưu ý, đối với bệnh thối gốc do vi khuẩn kết hợp với bệnh đạo ôn, nếu thấy 2 bệnh xuất hiện cùng lúc thì tiến hành tháo rửa nước ruộng, đồng thời tiến hành bón vôi từ 20 - 30kg/1.000m2 , kết hợp xử lý bằng thuốc đặc trị...
Có thể bạn quan tâm
Là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy, hải sản cả trong đầm nuôi lẫn trên dòng sông Mã, tuy nhiên, nhiều năm, người dân xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chỉ quen nuôi con tôm, cua và các loại nhuyễn thể trong khu vực ao đầm mà bỏ qua lợi thế trên sông.
Để giải quyết lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, thời gian gần đây các địa phương ở Quảng Nam đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bằng sự cần cù, chịu khó, anh Ngô Đắc Ánh, hội viên Hội LHTN xã Thủy Phù (Hương Thủy - Thừa Thiên Huế) đã tạo được mô hình kinh tế phù hợp. Ngoài lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm, anh còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Nhận định về thế mạnh và tiềm lực SX nấm để phát triển thành ngành hàng công nghiệp thực phẩm, các nhà chuyên môn cho rằng ĐBSCL hội tụ đầy đủ yếu tố và đang đứng trước cơ hội vàng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, tập trung chủ yếu vào bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.