Xoài Cát Phù Cát (Bình Định)
Xoài cát Phù Cát (Bình Định) thuộc giống xoài cát Hòa Lộc, được sản xuất theo phương pháp VietGAP, chất lượng thơm ngon, hương vị đậm đà, mỗi quả nặng từ 0,25 - 0,6kg, giá cả phù hợp, nên đã thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Huyện Phù Cát có 250 ha xoài cát được trồng tập trung tại các xã: Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Trinh. Đây là giống xoài cát Hòa Lộc, được nông dân mua từ các tỉnh miền Nam về trồng từ năm 1999 - 2000, năng suất bình quân đạt khoảng 4,5 tấn/ha.
Do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và kỹ thuật đầu tư chăm sóc của bà con nông dân, xoài cát ở Phù Cát thường ra hoa, tạo quả muộn, thời vụ thu hoạch từ tháng 4 đến mùng 5.5 Âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, các tỉnh có diện tích xoài lớn như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Khánh Hòa… không còn nhiều xoài để bán vì đã thu hoạch và tiêu thụ sớm hơn từ 1 đến 2 tháng, là điều kiện thuận lợi về đầu ra cho xoài cát Phù Cát.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh thông qua hoạt động chuyển giao quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP cho người trồng xoài, đã nâng cao chất lượng sản phẩm xoài cát Phù Cát. Sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ năm 2012 đến nay, sản phẩm xoài cát Phù Cát đã được Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt (TP Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu, vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Chúng tôi đã chỉ đạo các HTX tiếp tục sử dụng các trang thiết bị, máy móc do Dự án Cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ, đồng thời hướng dẫn bà con xã viên áp dụng quy trình kỹ thuật đầu tư chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao sản lượng, chất lượng. Ngành Nông nghiệp huyện cũng đang xúc tiến việc đăng ký thương hiệu xoài cát Phù Cát, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập từ loại cây trồng này.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã hỗ trợ 500 cây hồi giống, được tuyển chọn từ những cây trội, có nguồn gốc từ Lạng Sơn để trồng khảo nghiệm tại thị trấn Mường Khương và xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương).
Vụ mùa năm 2014, tham gia mô hình trồng lúa xen hoa và sử dụng các hoạt chất sinh học, gia đình bà Phạm Thị Phu (khu 1, phường Yên Hải) đã gieo thẳng giống lúa Thiên ưu 08 trên diện tích 2 sào canh tác, kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng lúa.
Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), ở Hòa Bình khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.
Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.
Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.