Một Nửa Nông Dân Nuôi Cá Tra Bị Lỗ
Theo Trường Đại học Cần Thơ, năm 1993 tỷ lệ số hộ nuôi thủy sản bị lỗ là 9,4%; giai đoạn 2002-2005 tỷ lệ trên tăng lên 25%; giai đoạn 2005-2009 là 30% và giai đoạn 2010-2012 lên tới gần 50%. Những con số này đưa ra tại hội thảo tháo gỡ khó khăn cho cá tra tổ chức ở Cần Thơ ngày 9-10.
Nguyên nhân chính do tỷ trọng giá trị gia tăng mặt hàng cá tra xuất khẩu mang về quá thấp, chỉ có 0,68%, trong khi đối với tôm xuất khẩu là 27,4%, cá ngừ là 37,7%.
Số liệu trên cho thấy chế biến và xuất khẩu cá tra hầu như không có lãi. Năm 2012, chỉ tiêu xuất khẩu cá tra đạt giá trị 2 tỉ đô la nhưng chỉ đạt 1,75 tỉ đô la. Tám tháng đầu năm nay, giá trị cá tra xuất khẩu chỉ đạt 1,14 tỉ đô la.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, giá cá tra xuất khẩu giảm liên tiếp từ sau năm 2000 đến nay dẫn đến diện tích nuôi bị giảm hàng trăm héc ta. Tỷ lệ số hộ nuôi cá tra bị lỗ ngày càng tang.
Có thể bạn quan tâm
Nhân kỷ niệm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam, ngày 1-4, tại khu bến Giang, phường Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức lễ mít tinh ôn lại truyền thống của ngành và thực hiện thả cá giống xuống vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Ông Ba Nhàn nhớ lại, năm 2005 gia đình ông từ Rạch Giá (Kiên Giang) ra sống trên đất đảo hoang sơ. Tại đây, ông chỉ xin được khoảnh đất nhỏ đủ cất được cái nhà trú mưa trú nắng cho vợ con sinh sống. Ông Ba Nhàn làm nghề đi tàu biển thuê. Mỗi lần tàu cập bến, chủ tàu cho phân loại các loài thủy hải sản để bán.
Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.
Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.