Bưởi da xanh ruột hồng ở Bảo Quang

Bưởi da xanh ruột hồng để lâu hơn 15 ngày dùng rất ngon, không hạt, không chua, không khô, lành tính…
Loại bưởi này rất dễ nhân giống theo phương pháp chiết cành (bó nhánh), cành chiết ra vẫn giữ y đặc tính cây mẹ, rất dễ trồng và phát triển nhanh ở vùng Long Khánh.
Ở xã Bảo Quang, hiện đã có trên chục hộ nông dân tham gia trồng bưởi da xanh ruột hồng với diện tích trên 50 hécta.
“Dòng bưởi da xanh ruột hồng sẽ có giá tại vườn khoảng 40 - 45 ngàn đồng/kg. Một trái bưởi loại 1 cũng nặng khoảng 2kg.
Một hécta cho trái từ 2 năm trở lên có thể cho sản lượng khoảng 30 tấn trái.
Mỗi năm cho thu nhập cũng khá ổn định”- bà Năm Phỉnh (ấp 18 Gia Đình, xã Bảo Quang) có vườn bưởi rộng trên 1 hécta đã cho trái từ 10 - 15 năm nay cho biết như trên.
Chủ tịch UBND xã Bảo Quang Trần Công Nghị cho hay:
“Còn rất nhiều vùng đất trống nông dân đang chuẩn bị xuống bưởi, do các loại cây cà phê, chôm chôm già cỗi, phải thay đổi cơ cấu cây trồng.
Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng, là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp ở xã Bảo Quang này”.
Trao đổi về việc tại sao chưa thể lập các tổ hợp tác cây bưởi để sản xuất theo mô hình nông nghiệp tốt, giúp cho sản phẩm chất lượng và có nhiều hướng ra hơn, Chủ tịch UBND xã Bảo Quang cho biết:
“Hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành với bà con nông dân; việc định hướng, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông riêng cho cây bưởi hiện xã cũng chưa tổ chức nhiều.
Ngoài ra, để công nhận VietGAP đòi hỏi phải tốn nhiều kinh phí, nếu Nhà nước không có phương án hỗ trợ thì khó mà vận động nông dân được”.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….

Nếu như trước đây, huyện Con Cuông (Nghệ An) rộ lên phong trào làm đường giao thông nông thôn thì năm 2013, mũi nhọn được xác định là thực hiện các mô hình kinh tế hộ. Hiện nay, nuôi bò sinh sản ở xã Chi Khê và nuôi vịt bầu Quỳ ở xã Mậu Đức là những mô hình đem lại hiệu quả...

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 7 cơ sở sản xuất, dịch vụ tôm giống. Hàng năm các cơ sở này sản xuất khoảng 872,9 triệu và dịch vụ 202,3 triệu con tôm giống phục vụ cho nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh.