Mong sớm được xóa nợ
Tuy nhiên, do chưa quen với thổ nhưỡng và môi trường đánh bắt ở nơi mới nên chỉ sau thời gian ngắn, toàn bộ lưới của ngư dân đã bị tàu giã cào cuốn sạch.
Từ đó đến nay, món nợ của họ vẫn chưa thể trả được…
Tiền lãi đã bằng nợ gốc
Thực hiện chủ trương di dời vì nằm trong Dự án NMLD DQ, rất nhiều hộ dân ở các xã khu Đông của huyện Bình Sơn đã chuyển đến những nơi ở mới.
Nằm trong số di dời ấy, 84 hộ dân của hai xã Bình Thuận và Bình Đông được bố trí tái định cư tại thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa.
Chiếc thúng - tài sản duy nhất còn lại của ông Trần Tư được mua từ vốn vay giải quyết việc làm.
Do mới di trú vào một địa phương khác, nên 84 hộ dân chưa thể ổn định cuộc sống, điều kiện mưu sinh gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, số tiền giải tỏa đền bù của các hộ dân cũng rất khiêm tốn.
Thậm chí có người chỉ được 14 triệu đồng, không đủ để xây dựng một căn nhà cấp 4 mới nên sau đó, NMLD DQ đã nâng số tiền lên cho đủ 24 triệu đồng đối với những hộ có số tiền đền bù thấp để người dân có điều kiện làm nhà.
Là dân xứ biển nên trước đây những hộ dân này mưu sinh bằng nghề đánh bắt hải sản.
Tuy nhiên, vì sinh sống đã lâu ở vùng biển phía đông Bình Sơn nên họ hiểu rất rõ từng con sóng, rạn san hô, bãi đá ngầm nơi đây.
Điều đó đã giúp cho việc đi biển của họ thuận lợi hơn.
Vậy nên, khi vào định cư và đánh bắt ở vùng biển lạ, các ngư dân không thể hành nghề, khiến cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn.
Để tháo gỡ khó khăn, giúp 84 hộ dân thôn Đông Thuận sớm trả nợ, vừa qua trong buổi họp sơ kết 9 tháng năm 2015, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh cũng đã đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, phối hợp với NHCSXH, Hội đoàn thể, UBND TP.Quảng Ngãi tham mưu, đề xuất NM LDDQ xem xét, hỗ trợ trả nợ cho 84 hộ dân cư trú tại thôn Đông Thuận.
Trường hợp, NM LDDQ không hỗ trợ thì đề nghị UBND tỉnh xem xét trích nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các hộ dân trả nợ khoản vay trước đây.
Trước những khó khăn trên, năm 2000 NHCSXH tỉnh đã cho 84 hộ dân thôn Đông Thuận vay vốn giải quyết việc làm với tổng số tiền là 840 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/hộ).
Có được ít vốn, các hộ dân đều đầu tư mua lưới để đi biển.
Thế nhưng, mới sau 2 - 3 tháng đánh bắt, tất cả lưới của các hộ dân đã bị tàu giã cào cuốn sạch.
Và cũng bắt đầu từ đây, 84 hộ dân thôn Đông Thuận đã trở thành những “con nợ” của NHCSXH... Không có khả năng trả nợ, các hộ dân thôn Đông Thuận đã kiến nghị lên cấp trên mong sớm được xóa nợ.
Sau nhiều lần kiến nghị tại các cuộc tiếp xúc cử tri năm 2012, theo nguyện vọng của các hộ dân, UBND xã Tịnh Hòa đã đề nghị các cấp có thẩm quyền và được Hội đồng quản trị NHCSXH cho các hộ dân khoanh nợ với thời hạn 5 năm (từ 3.2.2012 – 2.2.2017).
Theo đó, số tiền được khoanh nợ là trên 1.747 triệu đồng bao gồm cả gốc và lãi.
Mong được xóa nợ
Là một trong những hộ thực hiện chủ trương di dời sớm nhất nên ngôi nhà của ông Trần Tô Vân nay đã xuống cấp nặng.
Đặc biệt nền nhà làm trước khi con đường được nâng cấp cao lên nên nhiều năm nay ông phải sống chung với nước mỗi khi mưa trút xuống.
Cuộc sống vốn đã khó nay còn phải nuôi hai đứa con học đại học nên lại càng khó khăn hơn.
Ông Vân mong mỏi: “Bây giờ chỉ mong sao cấp trên quan tâm, tìm cách xóa nợ cho gia đình để chúng tôi có điều kiện nuôi con ăn học”. Theo người dân thôn Đông Thuận thì cách đây 3, 4 năm trong cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo tỉnh đã hứa là sẽ xóa nợ cho người dân nên ai cũng mừng.
Và từ đó không ai nhắc đến nợ này nữa nên mọi người cũng an tâm làm ăn.
Ai ngờ mới đây, NHCSXH lại mời lên và thông báo về khoản nợ đã vay và số tiền lãi cũng đã bằng với tiền gốc thì ai cũng thẫn thờ vì cứ nghĩ...
nợ đã được xóa. Ông Nguyễn Thế Sơn – Trưởng thôn Đông Thuận cho biết: “Vì bị vướng khoản nợ cũ nên người dân không thể vay vốn của NHCSXH để phát triển sản xuất.
Chỉ mong sao cấp trên sớm tìm cách giải quyết, xóa nợ giúp dân để dân an tâm làm ăn và có điều kiện để tiếp tục phát triển sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm
Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai thực hiện sau 4 năm trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan, với nhiều dấu ấn tích cực; tạo bước tiến dài và là cơ sở vững chắc để tỉnh ta hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng lộ trình đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015 dù còn không ít gian nan, thách thức...
Trong năm 2014, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 662 hộ nghèo được bình xét trên địa bàn 38 xã. Nhờ có chương trình, đa số các hộ trồng trọt chăn nuôi đều có hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.
Điều cốt lõi của nông thôn mới là nâng cao chất lượng sống của nông dân, thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập. Trong đó, 2 địa phương “đột phá” trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng: TX.Long Khánh đạt thu nhập bình quân 38,6 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), Xuân Lộc đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).
Hội Làm vườn huyện Lai Vung hiện có 651 hội viên, tăng 181 hội viên so với năm 2013. Hội đã thành lập được 4 Hội Làm vườn ở các xã: Vĩnh Thới, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Hòa. Năm 2014, Hội vận động nhà vườn tổ chức các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như: tổ liên kết trồng quýt của Hội Cựu chiến binh xã Long Hậu, tổ hợp tác trồng thanh long, cam xoàn xã Vĩnh Thới,...