Mong sớm được xóa nợ

Tuy nhiên, do chưa quen với thổ nhưỡng và môi trường đánh bắt ở nơi mới nên chỉ sau thời gian ngắn, toàn bộ lưới của ngư dân đã bị tàu giã cào cuốn sạch.
Từ đó đến nay, món nợ của họ vẫn chưa thể trả được…
Tiền lãi đã bằng nợ gốc
Thực hiện chủ trương di dời vì nằm trong Dự án NMLD DQ, rất nhiều hộ dân ở các xã khu Đông của huyện Bình Sơn đã chuyển đến những nơi ở mới.
Nằm trong số di dời ấy, 84 hộ dân của hai xã Bình Thuận và Bình Đông được bố trí tái định cư tại thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa.
Chiếc thúng - tài sản duy nhất còn lại của ông Trần Tư được mua từ vốn vay giải quyết việc làm.
Do mới di trú vào một địa phương khác, nên 84 hộ dân chưa thể ổn định cuộc sống, điều kiện mưu sinh gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, số tiền giải tỏa đền bù của các hộ dân cũng rất khiêm tốn.
Thậm chí có người chỉ được 14 triệu đồng, không đủ để xây dựng một căn nhà cấp 4 mới nên sau đó, NMLD DQ đã nâng số tiền lên cho đủ 24 triệu đồng đối với những hộ có số tiền đền bù thấp để người dân có điều kiện làm nhà.
Là dân xứ biển nên trước đây những hộ dân này mưu sinh bằng nghề đánh bắt hải sản.
Tuy nhiên, vì sinh sống đã lâu ở vùng biển phía đông Bình Sơn nên họ hiểu rất rõ từng con sóng, rạn san hô, bãi đá ngầm nơi đây.
Điều đó đã giúp cho việc đi biển của họ thuận lợi hơn.
Vậy nên, khi vào định cư và đánh bắt ở vùng biển lạ, các ngư dân không thể hành nghề, khiến cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn.
Để tháo gỡ khó khăn, giúp 84 hộ dân thôn Đông Thuận sớm trả nợ, vừa qua trong buổi họp sơ kết 9 tháng năm 2015, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh cũng đã đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, phối hợp với NHCSXH, Hội đoàn thể, UBND TP.Quảng Ngãi tham mưu, đề xuất NM LDDQ xem xét, hỗ trợ trả nợ cho 84 hộ dân cư trú tại thôn Đông Thuận.
Trường hợp, NM LDDQ không hỗ trợ thì đề nghị UBND tỉnh xem xét trích nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các hộ dân trả nợ khoản vay trước đây.
Trước những khó khăn trên, năm 2000 NHCSXH tỉnh đã cho 84 hộ dân thôn Đông Thuận vay vốn giải quyết việc làm với tổng số tiền là 840 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/hộ).
Có được ít vốn, các hộ dân đều đầu tư mua lưới để đi biển.
Thế nhưng, mới sau 2 - 3 tháng đánh bắt, tất cả lưới của các hộ dân đã bị tàu giã cào cuốn sạch.
Và cũng bắt đầu từ đây, 84 hộ dân thôn Đông Thuận đã trở thành những “con nợ” của NHCSXH... Không có khả năng trả nợ, các hộ dân thôn Đông Thuận đã kiến nghị lên cấp trên mong sớm được xóa nợ.
Sau nhiều lần kiến nghị tại các cuộc tiếp xúc cử tri năm 2012, theo nguyện vọng của các hộ dân, UBND xã Tịnh Hòa đã đề nghị các cấp có thẩm quyền và được Hội đồng quản trị NHCSXH cho các hộ dân khoanh nợ với thời hạn 5 năm (từ 3.2.2012 – 2.2.2017).
Theo đó, số tiền được khoanh nợ là trên 1.747 triệu đồng bao gồm cả gốc và lãi.
Mong được xóa nợ
Là một trong những hộ thực hiện chủ trương di dời sớm nhất nên ngôi nhà của ông Trần Tô Vân nay đã xuống cấp nặng.
Đặc biệt nền nhà làm trước khi con đường được nâng cấp cao lên nên nhiều năm nay ông phải sống chung với nước mỗi khi mưa trút xuống.
Cuộc sống vốn đã khó nay còn phải nuôi hai đứa con học đại học nên lại càng khó khăn hơn.
Ông Vân mong mỏi: “Bây giờ chỉ mong sao cấp trên quan tâm, tìm cách xóa nợ cho gia đình để chúng tôi có điều kiện nuôi con ăn học”. Theo người dân thôn Đông Thuận thì cách đây 3, 4 năm trong cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo tỉnh đã hứa là sẽ xóa nợ cho người dân nên ai cũng mừng.
Và từ đó không ai nhắc đến nợ này nữa nên mọi người cũng an tâm làm ăn.
Ai ngờ mới đây, NHCSXH lại mời lên và thông báo về khoản nợ đã vay và số tiền lãi cũng đã bằng với tiền gốc thì ai cũng thẫn thờ vì cứ nghĩ...
nợ đã được xóa. Ông Nguyễn Thế Sơn – Trưởng thôn Đông Thuận cho biết: “Vì bị vướng khoản nợ cũ nên người dân không thể vay vốn của NHCSXH để phát triển sản xuất.
Chỉ mong sao cấp trên sớm tìm cách giải quyết, xóa nợ giúp dân để dân an tâm làm ăn và có điều kiện để tiếp tục phát triển sản xuất”.
Related news

Nguyên nhân là do nông dân trồng bưởi tập trung cho vụ bưởi tết nên hiện không có bưởi cung cấp ra thị trường. Giá mít bán tại vườn tùy loại có mức từ 8 - 12 ngàn đồng/kg, tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ổi giống Đài Loan cũng đứng ở mức 9 ngàn đồng/kg, tăng 4 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, các mặt hàng sầu riêng, chôm chôm, xoài, thanh long... cũng bán được giá cao do trái mùa.

Bên cạnh thương hiệu măng cụt Lái Thiêu (TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và gần đây là măng cụt Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) nhiều lần được xếp hạng nhất, nhì trái cây ngon trong Lễ hội trái cây Nam bộ tổ chức tại Khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM), vùng đất Bình Dương còn một nơi trồng măng năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chưa được “khám phá”, đó là xã An Tây (TX.Bến Cát).

Sau nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Khuông (68 tuổi) ở ấp 2, xã Minh Đức (Hớn Quản - Bình Phước) đã sở hữu 9 ha trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, hàng năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Gia đình ông còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.

Theo kế hoạch, ngày 31-10 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2014 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của Chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công thương các tỉnh, thành. Theo dự kiến sẽ có 27 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình.