Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp

Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp
Ngày đăng: 12/06/2014

Hơn một tháng qua, những người nuôi cá bớp lồng bè ở phường Mũi Né đang lo lắng trước thông báo phải tháo gỡ, di dời đi nơi khác, vì nơi đây không phải là vùng nuôi cá.

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

Đến năm 2012, lại có hai bè của người ở phường Đức Thắng và Phú Tài nuôi tiếp, phường đã báo lên cơ quan chức năng thành phố biết. Năm 2013 phát sinh thêm 12 bè và năm 2014 thêm 3 bè. Đến nay có tất cả 17 bè của các phường: Mũi Né (8 bè), Phú Tài (2 bè), Đức Long (2 bè), Thanh Hải (2 bè), Đức Thắng (2 bè) và Đức Nghĩa (1 bè).

Tất cả những bè nuôi cá đều tự phát, không hề xin phép các cơ quan chức năng, chỉ thấy mặt nước Mũi Né có thể thả lồng bè nuôi cá bớp, thế là người nọ người kia thi nhau làm.

Những ngày cuối tháng 4/2014, 17 hộ nuôi cá bớp ở biển Mũi Né nhận được thông báo của UBND tỉnh phải tháo gỡ ngay, vì hiện nay vùng này không có quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển. Sau khi phường Mũi Né và UBND thành phố Phan Thiết triển khai thông báo đến các hộ trên, ai cũng thấy việc nuôi cá trái phép của mình là sai.

Tuy nhiên, nếu tháo gỡ trong tháng 6 này thì có hơn 10 hộ mới đầu tư từ cuối năm 2013 đến nay sẽ trắng tay. Một hộ nuôi cá tâm sự: “Đầu tư cho một bè cá đến ngày cá bán được bình quân mất 1 tỷ đồng, một năm bán được ba lứa, lãi độ 600 triệu đồng. Nếu tháo gỡ ngay thì cá nhỏ bán không được, còn cá lớn hơn một chút bán giá rất thấp, lấy đâu mà trả cả vốn lẫn lãi.”

Làm việc với bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa, Phó Chủ tịch UBND phường Mũi Né, bà cho biết: “Những người nuôi cá bớp lồng bè do nhận thức kém nên thấy vùng biển này nuôi được là nuôi, không xin phép ngay từ đầu. Nay xảy ra sự việc, ai cũng thấy sai. Tuy nhiên, đầu tư kinh phí của họ quá lớn, nên mọi người đều đề nghị tỉnh cần cho họ được tiếp tục nuôi trong một khoảng thời gian nhất định. Theo tôi, đề nghị là hợp lý, nên để cho họ kéo dài đến cuối năm 2015 là tốt nhất.”

Đề nghị của bà Phó Chủ tịch UBND phường cũng là nguyện vọng của những người nuôi cá bớp lồng bè, một khi họ đã thấy việc nuôi cá ở khu vực Bãi trước và Bãi sau Mũi Né là sai. Nhưng, trong khu vực biển Phan Thiết này, liệu có chỗ nào quy hoạch được thành vùng nuôi cá bớp lồng bè để có thể phát triển một nghề nuôi trồng mới, mong những nhà chuyên môn quan tâm xem xét.


Có thể bạn quan tâm

Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

06/03/2015
Vào Vụ Nuôi Tôm Vào Vụ Nuôi Tôm

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

06/03/2015
Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

06/03/2015
Duy Xuyên Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Bảo Vệ Lúa Đông Xuân Duy Xuyên Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Bảo Vệ Lúa Đông Xuân

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

06/03/2015
Tập Huấn Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Cho Nông Dân Bàu Tròn Tập Huấn Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Cho Nông Dân Bàu Tròn

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

06/03/2015