Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn ở Thanh Hoá
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, nghề nuôi tôm công nghiệp, trong đó có nuôi tôm thẻ chân trắng gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, nhiều hộ dân tại các xã ven biển của tỉnh đã đầu tư nhà màng, trang thiết bị, ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao sản lượng, hiệu quả kinh tế.
Sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, ông Trương Văn Linh, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) đã chuyển đổi mô hình sản xuất từ nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh sang thâm canh công nghệ cao, đặc biệt là nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, với diện tích 1,5 ha, ông đã đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao, song do thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế chưa được như kỳ vọng. Năm 2023, khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện mô hình liên kết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng VietGAP tại xã Hoằng Phong, ông Trương Văn Linh đã đăng ký tham gia mô hình để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sản xuất.
Được tham gia mô hình, ông Linh đã tích cực học tập kỹ thuật sản xuất, tuân thủ quy trình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nên tôm sinh trưởng và phát triển theo đúng tiến độ. Ông Linh cho biết: Mô hình được chia làm 2 giai đoạn, gồm: giai đoạn ương dèo với mật độ 1.000 con/m2 và giai đoạn thương phẩm mật độ 150 con/m2. Sự phân chia giai đoạn khác hẳn với nuôi truyền thống, giúp kiểm soát được giai đoạn sinh trưởng của tôm, giảm tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn sau. Nhờ được tập huấn kỹ thuật nên tiến độ nuôi bảo đảm quy trình, sau 120 ngày nuôi, tôm đạt kích cỡ trung bình 50 con/kg, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, gia đình tôi tiến hành nuôi tiếp tục đến cỡ 30 – 35 con/kg.
Được biết, điểm khác biệt của mô hình nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn luôn phải bảo đảm sản xuất theo quy trình an toàn, yêu cầu hộ nuôi kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào như nguồn nước, thức ăn, con giống nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, sản phẩm từ mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn luôn có truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua nhật ký ao nuôi, nên phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Cùng với đó, mô hình nuôi luôn kiểm soát tốt được các yếu tố môi trường, như: nhiệt độ, pH, COD… giúp bảo đảm sức khỏe và sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
Không chỉ tuân thủ hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, trong quá trình nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn, ông Linh cũng ứng dụng nhiều kinh nghiệm được tích lũy hàng chục năm của mình. Tiêu biểu, như: sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi vừa làm sạch môi trường, giảm tác nhân gây dịch bệnh lại kích thích tăng trưởng nguồn thức ăn tự nhiên của tôm (tảo, phù du, sinh vật nhỏ) giúp giảm chi phí thức ăn. Nhờ đó, tỷ lệ tôm sống đạt trên 80%, tôm sinh trưởng nhanh, cho thu hoạch sau 4 – 5 tháng. Theo đánh giá bước đầu, mô hình cho năng suất cao hơn 10 – 15% so với nuôi tôm công nghiệp truyền thống. Song, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, dễ dàng tiêu thụ tại các thị trường có phân khúc cao và các chuỗi tiêu dùng hiện đại.
Ông Lê Bá Quyết, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, cho biết: Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn là mô hình mới, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại địa phương. Nhờ quy trình sản xuất chặt chẽ, sau 5 tháng nuôi không xảy ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, mô hình được triển khai trong ao nuôi lót bạt giúp giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính… khá phù hợp với điều kiện ở các xã vùng triều và ven biển. Đồng thời, khi mô hình được áp dụng đúng kỹ thuật, sẽ có tỷ lệ hao hụt thấp, tạo ra sản phẩm tôm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với thị hiếu của thị trường và người tiêu dùng. Từ hiệu quả bước đầu của mô hình tại xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa sẽ nhân rộng mô hình, góp phần hướng tới nghề nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả kinh tế cao.
- Dải áp suất và lưu lượng rộng
- Độ rung thấp, vận hành êm ái
- Trục vít 2 thùy nằm ngang
- Đơn giản, cấu trúc gọn
- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch
- Hệ nén trục vít mạnh mẽ
- Roto được thiết kế đặc biệt
- Hoạt động liên tục, bền bỉ
Có thể bạn quan tâm
Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác tránh hoặc bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng hoặc các phụ gia.
Xã Tân Thành, TP Cà Mau là địa phương hình thành vùng nuôi tập trung cá chình, cá bống tượng sớm nhất ở tỉnh Cà Mau.
Người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn, bất trắc khi dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là EHP.