Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp

Hơn một tháng qua, những người nuôi cá bớp lồng bè ở phường Mũi Né đang lo lắng trước thông báo phải tháo gỡ, di dời đi nơi khác, vì nơi đây không phải là vùng nuôi cá.
Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.
Đến năm 2012, lại có hai bè của người ở phường Đức Thắng và Phú Tài nuôi tiếp, phường đã báo lên cơ quan chức năng thành phố biết. Năm 2013 phát sinh thêm 12 bè và năm 2014 thêm 3 bè. Đến nay có tất cả 17 bè của các phường: Mũi Né (8 bè), Phú Tài (2 bè), Đức Long (2 bè), Thanh Hải (2 bè), Đức Thắng (2 bè) và Đức Nghĩa (1 bè).
Tất cả những bè nuôi cá đều tự phát, không hề xin phép các cơ quan chức năng, chỉ thấy mặt nước Mũi Né có thể thả lồng bè nuôi cá bớp, thế là người nọ người kia thi nhau làm.
Những ngày cuối tháng 4/2014, 17 hộ nuôi cá bớp ở biển Mũi Né nhận được thông báo của UBND tỉnh phải tháo gỡ ngay, vì hiện nay vùng này không có quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển. Sau khi phường Mũi Né và UBND thành phố Phan Thiết triển khai thông báo đến các hộ trên, ai cũng thấy việc nuôi cá trái phép của mình là sai.
Tuy nhiên, nếu tháo gỡ trong tháng 6 này thì có hơn 10 hộ mới đầu tư từ cuối năm 2013 đến nay sẽ trắng tay. Một hộ nuôi cá tâm sự: “Đầu tư cho một bè cá đến ngày cá bán được bình quân mất 1 tỷ đồng, một năm bán được ba lứa, lãi độ 600 triệu đồng. Nếu tháo gỡ ngay thì cá nhỏ bán không được, còn cá lớn hơn một chút bán giá rất thấp, lấy đâu mà trả cả vốn lẫn lãi.”
Làm việc với bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa, Phó Chủ tịch UBND phường Mũi Né, bà cho biết: “Những người nuôi cá bớp lồng bè do nhận thức kém nên thấy vùng biển này nuôi được là nuôi, không xin phép ngay từ đầu. Nay xảy ra sự việc, ai cũng thấy sai. Tuy nhiên, đầu tư kinh phí của họ quá lớn, nên mọi người đều đề nghị tỉnh cần cho họ được tiếp tục nuôi trong một khoảng thời gian nhất định. Theo tôi, đề nghị là hợp lý, nên để cho họ kéo dài đến cuối năm 2015 là tốt nhất.”
Đề nghị của bà Phó Chủ tịch UBND phường cũng là nguyện vọng của những người nuôi cá bớp lồng bè, một khi họ đã thấy việc nuôi cá ở khu vực Bãi trước và Bãi sau Mũi Né là sai. Nhưng, trong khu vực biển Phan Thiết này, liệu có chỗ nào quy hoạch được thành vùng nuôi cá bớp lồng bè để có thể phát triển một nghề nuôi trồng mới, mong những nhà chuyên môn quan tâm xem xét.
Related news

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.

Hàng ngàn ngư dân có khát khao vươn ra biển lớn bằng con tàu vỏ thép đang chờ quyết định của Chính phủ và sự vào cuộc của các ngành liên quan xung quanh gói 16 ngàn tỷ đồng mà Quốc hội vừa thông qua... nhưng thực tế không dễ!

Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.