Chi Phí Thu Hoạch Lúa Thu Đông Tăng Cao

Do giá thuê mướn máy móc và nhân công thu hoạch lúa tăng mạnh đã làm cho phi phí thu hoạch lúa thu đông 2014 tại nhiều địa phương trên địa bàn TP Cần Thơ đang tăng cao.
Cách nay 2 tuần, giá thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa tại nhiều nơi chỉ ở mức 250.000-260.000 đồng/công (lúa không đổ ngã) thì nay tăng lên mức 280.000-300.000 đồng/công; còn đối với các diện tích lúa bị đổ ngã từ 30-70% muốn thuê máy GĐLH thu hoạch, nông dân phải chịu giá từ 350.000-400.000 đồng/công, thậm chí 500.000 đồng/công đối lúa bị đổ ngã hoàn toàn.
Đối với diện tích lúa bị đổ ngã nhiều và có nền đất yếu hoặc do có diện tích nhỏ mà máy GĐLH không thể vào ruộng để thu hoạch lúa, nhà nông còn phải tốn nhiều chi phí hơn trong việc thu hoạch lúa. Nguyên nhân do hiện giá thuê mướn nhân công cắt lúa bằng tay đã ở mức 350.00-400.000 đồng/công lúa, thuê công vạn ở mức: 150.000-200.000 đồng/công lúa và suốt lúa 150.000 đồng/công, tính ra chi phí thu hoạch một công lúa ở mức 650.000-750.000 đồng.
Theo nhiều nông dân trồng lúa, do khó tìm nhân công thu hoạch lúa bằng tay nên giá thuê mướn tăng cao. Trong khi đó, nhiều ruộng lúa trong vụ thu đông này có nền đất yếu và bị sình lầy cũng làm chậm tốc độ thu hoạch lúa bằng máy và khiến máy móc máy tiêu tốn nhiều nhiên liệu cũng như dễ hỏng hóc, buộc các chủ máy GĐLH phải tăng giá.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.