Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.
Trong niên vụ 2011-2012, Sông Hinh có gần 4.000ha mía, trong đó Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa đầu tư 3.650ha, năng suất bình quân đạt 56 tấn/ha, tăng 2,5 tấn/ha so với niên vụ trước; tổng sản lượng mía nguyên liệu đạt được hơn 221.000 tấn. Về cây sắn, toàn huyện trồng gần 8.000ha, vượt kế hoạch trên 2.600ha; năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Tuy nhiên, do giá mua sắn nguyên liệu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng đã dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn thấp. Mặt khác, việc mở rộng diện tích sắn ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm có thời điểm gặp khó khăn. Các ngành chuyên môn ở huyện đã nhiều lần khuyến cáo nhưng diện tích trồng sắn vẫn tăng, trong khi đó mức độ đầu tư thâm canh cây sắn vẫn chưa được nông dân chú ý.
Từ những kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế, huyện Sông Hinh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong công tác sản xuất, điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2012-2013 với những giải pháp cụ thể: Mở rộng diện tích mía 5.500ha, ổn định diện tích sắn 6.500ha. Vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng bằng biện pháp thâm canh. Tăng cường công tác quản lý, điều hành nguyên liệu mía, sắn chặt chẽ, sát địa bàn. Tuyên truyền vận động nhân dân trồng mía, sắn ký kết hợp đồng đầu tư trước khi trồng và cam kết thực hiện bán nguyên liệu theo đúng hợp đồng.
Related news

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.

Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lan nhanh trên vật nuôi. Vì thế, ngành chức năng của huyện Vân Canh đã triển khai nhiều biện pháp giúp nông dân chủ động đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có thể xảy ra trên địa bàn.